Cách chống sâu răng cho bé theo độ tuổi hiệu quả hơn cả đánh răng
Cách chống sâu răng cho bé theo độ tuổi hiệu quả hơn cả đánh răng
Hướng dẫn cách chống sâu răng cho trẻ 1 tuổi, 2 tuổi, bé mầm non, tiểu học dễ thực hiện, phù hợp với thói quen của các em bé vốn thích ăn vặt lại lười đánh răng.
Nếu bé ăn đồ ngọt nhiều, đánh răng qua loa, đánh răng mà vẫn sâu răng thì mẹ nên quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho bé bên cạnh việc đánh răng, súc miệng thông thường.
Rất nhiều trẻ nhỏ bị sâu răng từ sớm. Tìm hiểu
cách chống sâu răng suy cho cùng vẫn cần thiết hơn là cách chữa sâu răng. Ngoài đánh răng có nhiều biện pháp phòng ngừa sâu răng cho bé khác, hiệu quả lại khá dễ thực hiện ChuChuBaby sẽ giới thiệu ngay sau đây.
Nguyên nhân gây sâu răng cho trẻ
Sự tích lũy của đường, tinh bột dư thừa trong thức ăn tạo thành mảng bám trên răng bé chính là nguyên nhân gây sâu răng.
Khi mảng bám này phủ lên răng lại không được vệ sinh răng kỹ lưỡng mỗi ngày thì vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit làm yếu men răng và phá hủy men răng dẫn tới sâu răng, sản sinh ra mùi hôi. Đồng thời lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng) gây viêm nướu (đỏ, sưng, chảy máu nướu), bệnh nha chu.
Trong khi đó trên thực tế, việc đánh răng cũng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng nhất là những vị trí bàn chải không thể chạm tới. Với trẻ em thì đánh răng không đúng chuẩn càng phổ biến. Nếu không có biện pháp hỗ trợ vệ sinh răng miệng khác thì sâu răng chẳng phải chuyện lạ.
Vì sao cần chống sâu răng sữa ở trẻ?
Bố mẹ đừng coi sâu răng sữa là chuyện thường. Răng sữa bị sâu thì nhổ đi để răng vĩnh viễn mọc lên thay thế là chuyện không cần phải bàn. Nhưng có một điều mà bố mẹ quên mất rằng sâu răng sữa thì cũng khiến bé bị đau y như khi sâu răng vĩnh viễn. Nhất đau mắt nhì đau răng, chưa kể nhiều ảnh hưởng xấu khác khi răng sữa bị sâu.
Trước tiên là ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, gây khó khăn cho việc nhai khi ăn của trẻ, giảm khả năng nghiền nát thức ăn khiến bé tiêu hóa kém, ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng. Sau đó là ảnh hưởng đến vấn đề phát âm và thẩm mỹ. Có thể mẹ chưa biết, răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.
Răng sữa là chiếc răng giữ chỗ cho răng vĩnh viễn, tuổi của răng sữa kéo dài 6 - 12 năm. Thế cho nên nếu răng sữa mà bị sâu phải nhổ sớm thì các răng bên cạnh có thể bị xô lệch. Dẫn đến việc răng vĩnh viễn sau này mọc lên không đúng vị trí, sẽ bị lệch làm xấu hàm răng của bé.
Sâu răng sữa nặng còn dễ gây viêm lợi, ảnh hưởng tủy rất đau đớn và phải chữa trị tốn kém. Nếu như răng sữa bị thối tủy sẽ dẫn đến nhiễm trùng chóp răng mà mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới răng sữa dễ bị tổn thương. Người chịu những cơn đau này không ai khác chính là các bạn nhỏ còn chưa biết cách tự chăm sóc cho chính mình.
Vì vậy bố mẹ nên vệ sinh răng cho trẻ ngay từ khi con mọc chiếc răng sữa đầu tiên và kết hợp với một số biện pháp khác để
chống sâu răng cho bé đặc biệt là các em bé trong độ tuổi thích ăn bánh kẹo, đồ ngọt, thức ăn nhanh nhưng lại hay lơ là việc vệ sinh răng miệng.
Cách chống sâu răng cho bé từ 6 tháng – 1 tuổi
6 tháng tuổi là thời gian trung bình mà các em bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, có bé sớm hơn, có bé muộn hơn. Khi bé có chiếc răng sữa đầu tiên đồng nghĩa với việc bé sẽ có nguy cơ mắc sâu răng, nha chu nếu không chú trọng vệ sinh răng miệng và giữ thói quen ăn uống khoa học.
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi chủ yếu uống sữa (sữa mẹ, sữa công thức) kết hợp đồ ăn dặm. Khi bé chưa mọc răng hay mới mọc một vài chiếc răng đầu tiên cách chống sâu răng cho bé tốt nhất là mẹ vệ sinh răng nướu, lưỡi cho bé bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối nhạt.
Không cho bé bú sữa trong lúc ngủ. Chất lỏng (nhất là chất lỏng chứa nhiều đường) tiếp xúc với răng miệng lâu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra axít làm yếu men răng, gây sâu răng.
Cách chống sâu răng cho bé từ 1 - 2 tuổi
Trẻ 1 – 2 tuổi ngoài sữa thì các bữa chính của bé thường bao gồm đa dạng các loại thực phẩm khác trong khi bé vẫn chưa có khả năng tự vệ sinh răng miệng cho mình. Vậy nên càng cần chú trọng đến việc vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám trên răng.
Khi cho bé ăn, ba mẹ không nhai, mớm thức ăn cho bé vì vi khuẩn gây sâu răng có thể lây truyền từ người lớn sang trẻ qua con đường này rất nhanh chóng.
Cho bé súc miệng sau khi ăn. Bé chưa thể tự đánh răng nên ba mẹ hỗ trợ bé đánh răng bằng loại bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng, ngừa sâu răng cho em bé. Thế nhưng ở độ tuổi ẩm ương này thì không phải cách nào bé cũng hợp tác sử dụng. So với nước súc miệng, chỉ nha khoa, thuốc xịt thì
kẹo ngậm chống sâu răng vẫn được lòng các bé hơn vì chẳng khác gì đang được ăn kẹo cả.
Viên ngậm lợi khuẩn L8020 ChuChuBaby tiêu diệt 99.9% vi khuẩn sâu răng, sử dụng chất ngọt xylitol không chứa đường
Kẹo chống sâu răng của nhật là được ưa chuộng hơn cả, nhờ vào chất lượng và hiệu quả của sản phẩm và niềm tin của các mẹ dành cho sản phẩm “made in Japan”. ChuChuBaby cũng có một dòng sản phẩm viên ngậm lợi khuẩn L8020 với 3 vị dâu, nho và sữa chua bán khá chạy cũng vì lẽ đó. Trên thực tế đây cũng là lựa chọn của nhiều mẹ Nhật.
L8020 là gì? Đó là một loại lợi khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây sâu răng, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho khoang miệng, bảo vệ răng miệng bé một cách tự nhiên, an toàn, không hóa chất. Viên ngậm lợi khuẩn L8020 ChuChuBaby khuyên dùng cho trẻ từ 1,5 tuổi.
Xem thêm: Viên ngậm lợi khuẩn phòng chống sâu răng cho mẹ và bé L8020
Cách chống sâu răng cho trẻ 3 – 6 tuổi
Trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn và hoàn tất bộ răng sữa gồm 20 răng. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.
- Tạo thói quen cho bé duy trì thực hiện đánh răng ngày 2 lần (buổi sáng dậy và trước khi đi ngủ), chải răng kỹ lưỡng và đúng cách, mỗi lần ít nhất 2 phút. Súc miệng sau khi ăn.
- Chọn kem đánh răng an toàn, phù hợp với độ tuổi. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chất fluor chống sâu răng.
- Trong chế độ ăn hàng ngày cần cân đối, hạn chế không cho bé uống nhiều nước ngọt, đồ ăn nhiều đường. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất protein, vitamin A và C, Canxi và flour để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của răng.
- Viên ngậm chống sâu răng cho bé vô cùng thích hợp sử dụng cho trẻ trong độ tuổi này.
Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ 6 – 9 tuổi
Cách chống sâu răng cho trẻ tiểu học tưởng dễ mà lại khá khó vì bố mẹ khó có thể kiểm soát được việc ăn uống hàng ngày của bé. Bé đang ở độ tuổi tự ăn uống theo sở thích. Ở giai đoạn này các bé cũng khá hiếu động, chạy nhảy nhiều dễ té ngã va chạm tới răng.
Đây cũng là lứa tuổi có hệ răng hỗn hợp, vừa có răng sữa, vừa có răng vĩnh viễn. Răng sữa có thể tự rụng đúng tuổi chứ không phải do sâu.
Răng sữa sâu thì còn có răng vĩnh viễn thay thế, nếu răng vĩnh viễn cũng sâu tác hại lại càng lớn. Do đó nếu có con 6 – 9 tuổi thì càng phải chú tâm hơn đến chống sâu răng cho bé. Việc cần làm là ba mẹ nên kiểm tra “nhiệm vụ” chải răng của trẻ đều đặn để đảm bảo trẻ đánh răng đúng cách. Cho bé đi kiểm tra răng định kì ngay cả khi răng không bị sâu.
Nhắc nhở các bé súc miệng sau khi ăn vặt, không ăn quá nhiều đồ ngọt, nước uống có ga. Ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, cân bằng và hợp lý như đã nói ở trên.
Lưu ý chung trong cách phòng chống sâu răng cho trẻ
Đánh răng không tiêu diệt được 100% hại khuẩn nhưng không có sản phẩm nào khuyên dùng thay thế hoàn toàn cho việc đánh răng. Vậy nên ba mẹ chớ lạm dụng viên ngậm lợi khuẩn hay nước súc miệng.
Cách dùng đúng và chống sâu răng, chống hôi miệng tốt nhất là kết hợp các biện pháp ngừa sâu răng với nhau. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào sáng và tối, súc miệng sau khi ăn và cho bé ngậm “kẹo” chống sâu răng sau khi ăn, sau khi đánh răng để bảo vệ răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho.
Cho bé đi kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần để phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp.
Cách chống sâu răng cho trẻ tốt nhất là quan tâm ngay từ khi bé mới mọc răng sữa. Chúc các ba mẹ thành công trong việc chống “giặc” sâu răng cho bé với những hướng dẫn trên của
ChuChuBaby.
Nguồn:
https://chuchubaby.vn