Nổi mề đay sau sinh: Những điều mẹ cần biết
Nổi mề đay sau sinh: Những điều mẹ cần biết
Sau sinh bỗng dưng nhiều mẹ bị nổi mề đay. Không dùng thuốc thì khó chịu, dùng thuốc thì sợ ảnh hưởng đến sữa cho con bú. Cách chữa mề đay sau sinh cho mẹ như thế nào cho hiệu quả?
Nổi mề đay là gì?
Mề đay là một dạng phát ban ở da, gây sưng đỏ, mẩn ngứa khó chịu. Mề đay (có nơi còn gọi là mày đay) là bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ em trong đó tỉ lệ mắc cao nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và người già.
Nổi mề đay về cơ bản là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong mà cơ thể không chịu được dẫn đến nổi mẩn đỏ ở tay, chân, đùi, mông, bụng, lưng, cổ… hay nổi khắp người. Mề đay cấp tính bị khoảng 6 tuần sau đó tự hết mẩn. Trên 6 tuần mà không hết nổi mề đay thì đó là mề đay mạn tính.
Nguyên nhân nổi mề đay trên da:
- Do di truyền
- Nhiễm một số loại siêu vi
- Nhiễm giun sán, ký sinh trùng lạc chủ (lây nhiễm từ vật nuôi sang)
- Dị ứng thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hóa chất
- Dị ứng thời tiết: trở trời, mưa lạnh, nắng nóng
Phụ nữ sau sinh thường bị nổi mề đay là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Phải làm gì để chữa trị nổi mề đay?
Mề đay tự hết trong khoảng thời gian trung bình 2 - 4h. Phát ban mề đay dạng lành tính này chỉ nổi trên da, không có những biểu hiện khác về đường hô hấp như khó thở, tức ngực, ho, khò khè, nôn, khó chịu thì có thể điều trị tại nhà. Nhưng nếu có kèm những biểu hiện vừa nêu thì mẹ cần tới ngay bác sĩ bởi lúc này mề đay đã khởi phát phản ứng dị ứng hay phản vệ nghiêm trọng.
Bị nổi mề đay sau sinh không phải do gan yếu như nhiều người nhận định cho nên việc uống thuốc bổ gan không có tác dụng trong việc điều trị mề đay.
Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh được xếp vào nhóm mề đay tự phát và thường tự nổi sau đó sẽ tự hết. Các loại thuốc bác sĩ kê cho mẹ về cơ bản chỉ có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Mề đay sau sinh sẽ hết lúc nào tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Hiện nay không có thuốc nào triệt để chữa trị mề đay. Bởi vậy mẹ không cần phải quá lo lắng và đi tìm mọi loại thuốc để điều trị. Tùy vào mức độ ngứa bác sĩ sẽ kê thuốc uống (nhóm thuốc kháng histamin) hoặc thuốc bôi và các loại thuốc này nhiều loại có thể sử dụng được cho các mẹ mang thai hoặc đang cho con bú.
Một số loại thuốc uống giảm ngứa do mề đay có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và có thể truyền cho em bé qua sữa khiến em bé khó chịu, ngủ li bì. Cho nên khi bị ngứa quá vì các nốt mề đay thì mẹ có thể tới gặp bác sĩ, nói rõ đang cho con bú để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
Còn với thuốc bôi thì không thẩm thấu qua da, không ngấm vào máu hay sữa mẹ nên mẹ có thể thoải mái sử dụng. Bôi thuốc vào những vùng phát ban để ngăn chúng lan ra, giảm ngứa ngáy khó chịu.
Một số mẹ sẽ có tình trạng nổi mề đay sau sinh mức độ nhẹ: phát ban không nhiều, chỉ ở tay chân và nổi không lâu, chỉ vào một số thời điểm cố định trong ngày thì không cần phải uống thuốc ngay. Chỉ cần ở trong phòng kín gió, tác động nhẹ lên tay (xoa, gãi nhẹ, chườm mát) để giảm ngứa, chờ cho các nốt tự hết nổi cộm.
Các biện pháp dân gian mà nhiều người áp dụng hiện nay như dùng lá khế, đinh lăng, lô hội… thực ra không mấy hiệu quả trong việc điều trị nổi mề đay. Nhưng nhiều gia đình thấy hiệu nghiệm có thể bởi trùng hợp với khoảng thời gian hết phát ban mề đay dạng lành tính (sau 2h) như đã nói ở trên.
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?
Nổi mề đay sau sinh đa phần do vấn đề cơ địa, thay đổi nội tiết, hết lúc nào tùy thuộc cơ địa của mỗi người. Sẽ hết trong khoảng 6 – 8 tuần đối với mề đay cấp tính. Một số trường hợp lâu hơn thì 30% các mẹ khỏi trong năm đầu tiên, 50% hết sau 3 năm tiếp theo, 70% hết trong 5 năm. Các đợt sẽ không dày nhưng có thể dai dẳng nên các mẹ đừng quá lo lắng, quá nóng lòng muốn chữa trị đôi khi lại “tiền mất tật mang”.
Lưu ý khi bị nổi mề đay sau sinh
- Không được gãi mạnh bởi càng gãi mạnh sẽ càng ngứa thêm
- Uống nhiều nước, uống trà thảo dược
- Bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày thực phẩm giàu vitamin C như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi, và các loại rau xanh.
- Nên kiêng các tác nhân có thể gây dị ứng như đồ uống có ga, cồn, hải sản, đậu phộng, hạnh nhân…
Xem thêm:
Mách mẹ những lưu ý khi chăm sóc cơ thể sau sinh
Liên hệ Chuchubaby: