0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh
Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh
Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của bình sữa em bé cùng cách chọn bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh giúp mẹ hiểu rõ như thế nào là bình sữa chất lượng.

Nguồn gốc, lịch sử phát triển bình sữa và núm vú cho trẻ sơ sinh


Cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh từ thời cổ đại cho đến ngày nay đã có biến đổi sâu sắc qua rất nhiều thế kỷ. Và để có được những chiếc bình sữa giống với ti mẹ nhất như hiện nay thì dụng cụ cho trẻ ăn này cũng có lịch sử ra đời, phát triển vô cùng “dài hơi”, đã thử nghiệm, cải tiến qua rất nhiều loại chất liệu, hình dáng trong hàng trăm năm.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 1


Một số bằng chứng cho thấy bình sữa đã được sử dụng từ thời cổ đại. Tầng lớp thượng lưu, giàu có ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã thường sử dụng bà vú chăm sóc con cho họ ngay khi mới sinh. Nhưng vì không có nhiều người đáp ứng được nhu cầu (độ tuổi 20 – 40, trung thực, kiên nhẫn, nhẹ nhàng, có sức khỏe tốt, làn da tốt, vóc dáng trung bình, có con chưa đầy 2 tháng tuổi, sạch sẽ, sữa không quá trong cũng không quá đặc) dẫn đến thiếu bà vú thì việc sử dụng bình sữa (ban đầu chỉ là những dụng cụ cho trẻ ăn hết sức sơ khai) được nghĩ đến để cho trẻ sơ sinh ăn sữa bò, sữa dê, cháo, mật ong…

Ban đầu đó là những chiếc bình chứa được làm từ sừng động vật, gốm sứ (thế kỷ 13) với kiểu dáng giống như bình đựng nước, đựng rượu: bên trên là miệng bình, có thiết kế tay cầm, có vòi để đưa vào miệng em bé. Kích thước chỉ bằng một chiếc cốc nhỏ đủ để cầm trong lòng bàn tay.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh  2

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh  3

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 4

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 5

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 6



Một bước ngoặt đã đến trong thế kỷ 16 khi những vật dụng cho trẻ ăn này bắt đầu được chế tạo hình dạng giống như một cái chai. Người ta đã sử dụng đến các chất liệu như kim loại, bọc thêm lớp vải hoặc bọt biển ở đầu để ngăn làm tổn thương nướu trẻ trong khi bú. Nhưng “khủng hoảng” xảy ra khi những chiếc bình bằng thiếc gây tỷ lệ tử vong cao cho trẻ vì sữa bị hấp thụ kim loại gây ngộ độc cho trẻ.
Từ giữa thế kỷ 19 việc sử dụng bình cho con bú sữa ngoài sữa mẹ cũng như kỹ thuật khử trùng bình sữa cũng được cải thiện hơn và thực sự đổi mới từ việc dùng bình thủy tinh thay thế cho bình bằng kim loại, bình bằng gốm sứ. Bình sữa bằng thủy tinh trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ thứ 20, tạo hình thuyền, hình quả chuối, hình trụ dài hay nghiêng hình chiếc muỗng.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 7

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 8

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 9

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 10

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 11

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 12
 

Thậm chí trên bề mặt bình thủy tinh đã có vạch chia, có thêm các họa tiết trang trí. Những gia đình giàu có ở châu Âu rất chuộng những bình có hoa văn tuyệt đẹp. Thiết kế cổ chai dần trở nên rộng hơn để có thể làm sạch bên trong sau khi dùng.
Sau thủy tinh, các bình sữa bằng nhựa mới bắt đầu xuất hiện rộng rãi và phổ biến như hiện nay.

Còn những chiếc núm vú thì xuất phát ban đầu là làm từ da động vật, núm vú bò phơi khô rất khó để vệ sinh. Mặc dù chiếc núm vú cao su đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1845 nhưng phải đến thế kỷ 20 thì những chiếc núm vú cao su mềm, dễ sử dụng, chịu được nhiệt độ cao khi khử trùng mới được sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1900. Đồng thời van thông khí ở núm vú cũng dần được nghiên cứu để làm cân bằng áp suất và lưu thông dòng chảy.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 13


Thế kỷ 21 mới thực sự là thời đại của những chiếc bình sữa mà khi cho bé bú bình lại giống như mẹ cho con bú hơn bao giờ hết. Cho trẻ sơ sinh trải nghiệm như đang bú mẹ nhất là các loại bình bằng nhựa và silicone. Núm vú được điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ, đa số được làm bằng silicone, có tính năng chống chướng bụng đầy hơi, chia nhiều size với tốc độ dòng chảy khác nhau phù hợp cho trẻ từ nhỏ đến lớn. Bình sữa cũng được thiết kế có thể tháo rời các bộ phận để cọ rửa, chất liệu tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh.

Có nên dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh?

Từ thời cổ đại con người đã có nhu cầu cần một loại dụng cụ để cho trẻ em ăn như vậy càng chứng tỏ sự cần thiết của bình sữa cho trẻ sơ sinh. Ngày nay, bình sữa là vật dụng không thể thiếu trong các gia đình có con nhỏ, cần dùng đến bình sữa cho bé trong nhiều trường hợp:
- Dù khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng nếu mẹ bị nứt đầu ti, viêm tuyến sữa, bệnh tim nặng, thể chất yếu… việc cố gắng cho con bú trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
- Khi mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan hoặc đang uống thuốc chữa một số loại bệnh thì cũng không nên cho con bú trực tiếp để tránh làm hại đến sức khỏe con thông qua sữa truyền cho con.
- Khi sữa mẹ về chậm, mẹ ít sữa, mất sữa cũng cần đến bình sữa để em bé sử dụng các nguồn sữa khác thay cho việc bú tươi.
- Khi mẹ không thể ở bên cạnh trực tiếp chăm sóc bé thì cần sử dụng bình sữa để người khác có thể thay mẹ đảm bảo các bữa ăn của bé không bị gián đoạn.

Nên dùng bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh?


Cho đến nay khi mà trên thị trường ngập tràn các loại bình sữa xịn xò, tiện dụng cho mẹ để chăm sóc em bé, an toàn với sức khỏe của trẻ sơ sinh thì cái khó của người tiêu dùng lại nằm ở việc chọn bình nào dễ bú, giúp con hợp tác bú.

Về chất liệu: Nên dùng bình thủy tinh hay bình nhựa?


Hai chất liệu bình sữa phổ biến nhất hiện nay là thủy tinh và nhựa cứng. Xếp ngay sau hai chất liệu này là bình sữa bằng silicone mềm có ưu điểm là mềm và đàn hồi giống ti mẹ nhưng chất liệu này khó vệ sinh và nhanh bị ngả màu, giá cao, ít thương hiệu để lựa chọn. Nên về cơ bản bình thủy tinh và bình nhựa vẫn được ưa chuộng hơn.

Bình sữa thủy tinh từ khi ra đời cho đến nay đã hơn 1 thế kỷ nhưng vẫn chưa bao giờ lỗi thời. Đó là vì thủy tinh là chất liệu tự nhiên, lành tính, tuy nặng nhưng dễ làm sạch, giữ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa rất phù hợp với trẻ sơ sinh nhất là những em bé ít tháng tuổi, tập bú bình sớm.

Bình sữa nhựa gọn nhẹ khá phù hợp với mong muốn của các mẹ bỉm sữa hiện đại, dễ dàng hóa khâu pha sữa và vệ sinh bình. Với các bé đã có thể tự cầm bình để bú thì bình sữa bằng nhựa cũng là lựa chọn số 1.


Về kiểu dáng: Nên dùng bình cổ rộng hay cổ hẹp?


Không phải ngẫu nhiên mà cách đây cả thế kỷ các nhà sản xuất cũng phải thiết kế ra đủ loại hình thù cho bình sữa bằng thủy tinh. Thậm chí còn có ý tưởng thiết kế bình sữa để đặt trên vú của người mẹ để đánh lừa đứa trẻ rằng đang được bú sữa trực tiếp từ mẹ. Suy cho cùng đều nhằm mục đích tìm ra kiểu dáng bình thuận tiện trong khi sử dụng và có thể gợi được cảm giác như đang bú mẹ cho những đứa trẻ.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 14


Từ quá trình nghiên cứu khách hàng cuối là các em bé thì mỗi nhà sản xuất có sự điều chỉnh về hình dáng. Với hai kiểu dáng cơ bản là bình cổ rộng và cổ hẹp thì các nhà sản xuất biến tấu ra rất nhiều loại hình dáng bình: hình bầu dục, hình trụ thắt eo hoặc không, hình thang… Thân bình hình trụ thắt eo có lẽ là phổ biến nhất vì kiểu dáng này dễ cầm nắm, em bé cũng dễ dàng để nắm giữ bình.
Bình cổ rộng có ưu điểm là tạo điều kiện cho mẹ pha sữa và vệ sinh bình nhanh, dễ. Núm ty cũng lớn nên hao hao giống bầu ty mẹ hơn. Bình cổ nhỏ thì nhỏ gọn dễ cầm nắm, khó pha sữa và vệ sinh bình nhưng núm ty kéo dài bé dễ ngậm bú mà không sợ mỏi miệng, không lo bị tuột khi bú.

Về núm ty:


Ngoài chất liệu, thiết kế - cấu tạo núm ty cũng có sự cải tiến rõ rệt để không chỉ là vật để bé ngậm mút lấy sữa trong bình mà còn mang lại nhiều lợi ích khác.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 15


Tính năng thông khí để chống đầy hơi cho bé, chống bị nghẹt núm ty hầu như nhà sản xuất nào cũng chú trọng và thực hiện tốt. Nhưng tính năng chống sặc và kiểm soát dòng chảy của núm ty thì không phải nhà sản xuất nào cũng thành công.
Mặc dù nhiều thương hiệu đã chia size núm ty kỹ càng để phù hợp với nhu cầu ăn và lực mút của các bé ở độ tuổi khác nhau nhưng không thiếu trường hợp bé mút mãi mà sữa không ra hoặc sữa ra quá nhiều bé không nuốt kịp. Khi sữa chảy ra khó. Con không bú được đã miệng thì nhiều mẹ còn rạch lỗ núm tròn thành hình chữ thập để sữa chảy đều hơn.

Những bất cập này được cải thiện nếu ngay từ đầu mẹ chọn núm ty có lỗ sữa chữ thập (crosscut), điều tiết cơ chế chảy sữa theo lực bú của bé. Bé bú mạnh sữa ra nhiều, bú nhẹ sữa ra ít theo đúng nhu cầu ăn của mọi bé, khi bé dừng bú lỗ sữa đóng kín lại nên không lo sặc sữa. Trên thị trường hiện nay chỉ có núm ty ChuChu – thương hiệu đầu tiên thiết kế núm ty chữ thập là đảm bảo được điều này – thiết kế vết cắt chữ thập đơn giản nhưng ăn đứt các loại núm rườm rà nhiều chi tiết nhưng hiệu quả không cao bằng. Núm ty chữ thập freesize nên mẹ cũng không mất công đổi loại núm ty khác cho các bé theo từng giai đoạn.

Về thương hiệu: Bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất?


Bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh còn phụ thuộc khá nhiều vào thương hiệu. Nhà sản xuất uy tín có tiếng của Nhật, của Mỹ sẽ đảm bảo chất lượng hơn các loại bình sữa gia công, bình không tên tuổi của Trung Quốc. Không phải chúng ta sính ngoại mà sản phẩm trong nước thực sự chưa đủ đáp ứng được nhu cầu.

Nguồn gốc thú vị về chiếc bình sữa cho trẻ sơ sinh 16


Một vấn đề rất nguy hại cần lưu ý khi dùng bình sữa bằng nhựa đó là nhựa có nhiều loại và trên thị trường hiện nay lưu hành rất nhiều sản phẩm bằng nhựa có chứa hóa chất độc hại (điển hình là chất BPA). Đáng quan ngại là nhiều mẹ vô tư cho con sử dụng những chiếc bình sữa làm bằng nhựa PC và epoxy có chứa BPA có thể gây ung thư, dậy thì sớm ở trẻ nhỏ, rối loạn trí não… Trong khi bình sữa thường xuyên sử dụng ở nhiệt độ cao dễ phơi nhiễm BPA vào sữa của bé.

Nhựa càng an toàn chi phí sản xuất càng cao, bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà có những loại bình sữa bằng nhựa giá chỉ vài chục nghìn nhưng có những bình sữa tới 400.000 – 500.000 đồng/bình.

Mỗi mẹ sẽ “chọn mặt gửi vàng” ở thương hiệu nào đó. Nhưng thay vì thấy nhãn hiệu bình này nổi tiếng nên mẹ quyết định chọn mua thì hãy tìm hiểu kỹ thiết kế, cấu tạo của bình sữa nào thực sự phù hợp với bé nhà mình để tránh tốn thời gian, tốn kém mà bé chẳng chịu bú.


Xem thêm: Giới thiệu về Lê Mây và Thương hiệu Chuchubaby


*
Đăng ký nhận tin: