Kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bầu ngực tốt cho mẹ nhiều sữa cho con
Kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bầu ngực tốt cho mẹ nhiều sữa cho con
Để việc cho trẻ sơ sinh bú mẹ được tốt nhất ChuChuBaby hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc và bảo vệ bầu sữa của mình. Trong thời kỳ mang thai và sau sinh mẹ cần lưu ý một số điều sau
Tránh kích thích bầu vú gây sinh non
Trong thời gian
mang thai một trong những thay đổi của các bà mẹ là bầu vú căng to, núm vú to dần và sậm màu, quầng vú cũng đậm màu và xung quanh quầng vú có nổi rải rác những nốt lồi nhỏ khoảng 1mm. Các mẹ phải biết cách chăm sóc và bảo vệ bầu vú trong thời kỳ mang thai bởi sự kích thích bầu vú nhất là đầu ti trong khoảng thời gian này có thể gây ra hiện tượng xảy thai hoặc sinh non.
Nếu không biết cách chăm sóc bầu vú của mình thì sau này việc tạo sữa cũng như là khi cho con bú cũng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, các mẹ phải thật nhẹ nhàng, tránh mọi kích thích vú trong khi mang thai. Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm vệ sinh đầu ti bằng cách nhúng tăm bông vào dầu dừa rồi làm sạch các tế bào chết, chất bẩn trên đầu ti để giúp cho đầu ti được sạch sẽ, thông thoáng.
Mẹ có đầu ti ngắn hoặc thụt nên dùng ngón tay kéo và hút đầu ti nhẹ nhàng mỗi ngày bằng dụng cụ chuyên dụng.
Sữa non được tạo ra ngay từ tuần thứ 16 của thai kỳ và đến tuần thứ 28 thì có thể rỉ ra nhiều hơn. Nếu sữa non rỉ ra quá nhiều mẹ có thể dùng miếng lót thấm sữa tránh bất tiện khi ra ngoài.
Làm thế nào để có sữa ngay sau khi sinh em bé?
Vì sữa non đã có ngay sau khi sinh, chỉ rất ít nhưng đã đủ cho bé. Trong sữa non có hàng lượng năng lượng rất cao nên bé chỉ cần vài ml sữa non. Các mẹ nên cho bé bú sữa non càng sớm các tốt.
Không nên để bụng đói khi đi sinh. Trong thời gian chuyển dạ có thể ăn các thức ăn nhẹ như cháo, soup và uống thêm nước. Điều này sẽ kích thích quá trình tạo sữa trong thời gian chuyển dạ, giúp mẹ có sữa sớm sau sinh.
Cách bảo vệ bầu sữa mẹ khỏi bị đau nhức ngực, bị cương sữa, nứt đầu vú
Các mẹ cho em bé bú đúng cách: bú hết sữa ở vú bên này rồi mới chuyển sang vú bên kia. Sau mỗi lần bé bú mẹ nhớ làm trống bầu vú bằng cách vắt cạn lượng sữa thừa để tránh hiện tượng ứ đọng gây tắc tuyến sữa. Mẹ cũng lưu ý không nên cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú vì khi đó bé thường day cắn núm vú, có thể gây tổn thương, viêm nhiễm núm vú mẹ. Sau khi sinh bầu vú của các bà mẹ thường căng, to và xệ, mẹ nên lựa chọn cho mình áo ngực phù hợp với kích cỡ ngực, không nên mặc áo ngực có gọng kim loại để đảm bảo tuyến sữa được lưu thông dễ dàng.
Khi xảy ra hiện tượng sưng, đau nhức bầu vú, núm vú các mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nếu như có viêm nhiễm.
Làm thế nào để có lượng sữa mẹ dồi dào, nhiều chất dinh dưỡng?
Đây là một điểm đáng lưu ý cho các bà mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hơp lý. Cần ăn đủ 4 nhóm: đạm, đường, chất béo, vitamin – khoáng chất. Theo kinh nghiệm dân gian, có một số thức ăn kích thích tăng lượng sữa như đồ nếp, đậu phộng, đu đủ nấu với chân giò heo.
Mẹ cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể là nước lọc, nước trái cây, sữa, canh soup. Và cần nhiều thời gian cho giấc ngủ, tạo cho mình tâm lý thoải mái, luôn luôn tin tưởng rằng mình sẽ nuôi con bằng sữa mẹ thành công.
Có được một bầu sữa khỏe mạnh và chứa nhiều dưỡng chất là điều không gì tuyệt vời bằng. Các bà mẹ của chúng ta sẽ được nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. Tuy nhiên do thể chất, do chế độ nghỉ ngơi, do tâm lý, do công việc mà không phải mẹ nào cũng có thể cho bé bú trực tiếp trong cả ngày hay nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Bởi vậy, trước khi sinh mẹ tìm hiểu
nên dùng bình sữa nào cho trẻ sơ sinh để luôn chủ động trong việc chăm sóc con, tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng gây hại cho bé.
Xem thêm: Mách mẹ những lưu ý khi chăm sóc cơ thể sau sinh