Hỏi đáp về tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ
Hỏi đáp về tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ
Nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ không hiếm lạ nhưng nên chữa trị sớm để đề phòng biến chứng nguy hại. ChuChuBaby đã tham vấn bác sĩ nha khoa để giải đáp một số thắc mắc, lo lắng từ các mẹ và đưa ra một vài lời khuyên giúp “cai” tật nghiến răng khi ngủ của con.
Nghiến răng có ảnh hưởng đến sức khỏe của con không?
Nếu trẻ nghiến răng nhẹ thì không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và trẻ càng lớn sẽ càng bớt nghiến răng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức làm tổn thương nghiêm trọng đến răng: làm vỡ men răng, sứt mẻ hoặc dần dần làm mòn men răng. Thậm chí gây ra các triệu chứng đáng ngại khác như đau quai hàm, đau đầu, đau tai.
Hơn nữa, một trong những nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ nhỏ đó là tâm lý căng thẳng, lo lắng, nhất là những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu thấy bé nghiến răng kéo dài bố mẹ nên quan tâm, để ý xem có rắc rối gì khiến bé lo lắng hay không, tránh để sự căng thẳng, ức chế lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cho bé những giấc ngủ nhẹ nhàng hơn.
Trẻ nghiến răng nhiều có khiến răng xấu đi không?
Như vừa nói ở trên, nếu trẻ nghiến răng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống răng. Trước tiên là gây mòn răng, nghiêm trọng hơn là lộ tủy răng, sâu răng, mẻ răng hay gãy một phần răng. Nếu bé thường xuyên nghiến răng ở độ tuổi đã mọc nhiều răng vĩnh viễn thì về lâu về dài sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Thưa bác sĩ, nếu bé nghiến răng cả ban ngày thì có làm sao không ạ?
Nghiến răng thường diễn ra vào lúc ngủ, nhưng nếu ông bố bà mẹ thấy trẻ nghiến răng ban ngày cũng không cần quá lo lắng. Có thể yêu cầu bé dừng lại và không tiếp tục làm như vậy nữa hoặc áp dụng một số phương pháp giúp bé ngừng nghiến răng sẽ được đề cập ngay sau đây.
Làm thế nào để bé ngừng nghiến răng?
Tật nghiến răng có thể tự hết khi bé lớn. Thông thường trẻ sẽ hết nghiến răng tự nhiên khi lên 6 tuổi, chậm hơn là 10 -12 tuổi hoặc sau khi các răng vĩnh viễn mọc đầy đủ.
Nếu mẹ muốn bé sớm bỏ thói quen này thì có thể tham khảo một số cách chữa nghiến răng ở trẻ em như sau:
- Nếu bé nghiến răng do các răng hàm trên và hàm dưới mọc không đều, răng không thẳng hàng, nha sĩ có thể phải mài để các răng có thể được khớp với nhau.
Hiện tượng nghiến răng thường xảy ra khá phổ biến ở trẻ mới tập đi. Để tránh khi lớn lên răng miệng của bé không phát triển tự nhiên thì ngay từ giai đoạn sơ sinh mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến việc chọn
bình sữa cho bé loại nào tốt. Thiết kế bình sữa phù hợp với độ tuổi, với cấu trúc vòm miệng, núm ty bằng chất liệu không quá mềm không quá cứng sẽ có lợi cho sự phát triển của răng hơn.
- Nếu bé nghiến răng do căng thẳng hãy thực hiện một số hoạt động giúp bé thư giãn trước khi đi ngủ: ôm bế trẻ và xoa hoặc vuốt ve nhẹ vào lưng bé, cho nghe nhạc nhẹ nhàng, êm dịu.
- Cho bé ngâm mình trong bồn hoặc chậu nước ấm để thả lỏng, thư giãn.
- Nếu bé có tối thiểu năm răng vĩnh viễn hoặc bé khoảng 5 tuổi nhưng nghiến răng ken két nhiều và mạnh thì nên đưa bé tới nha khoa để bác sĩ hướng dẫn sử dụng dụng cụ bảo vệ răng miệng vào ban đêm.
- Nếu bé nghiến răng do đau và ngứa lợi vì mọc răng hoặc đau vì viêm tai có thể dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm sự khó chịu.
- Nếu bé nghiến răng vì thích thú với âm thanh phát ra thì cũng sẽ tự ngừng hành động đó khi hết hào hứng. Hoặc mẹ có thể cho bé ngậm núm ty giả. Tuy không giúp con hết nghiến răng, nhưng sẽ chuyển hướng thích nghe âm thanh mút núm ty.
Và việc từ bỏ thói quen ngậm núm ty dễ dàng hơn là bỏ thói quen nghiến răng nhiều.
Đọc thêm: 9 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ tuyệt đối tránh