Chống sâu răng triệt để cho trẻ em và bà bầu
Chống sâu răng triệt để cho trẻ em và bà bầu
Chống sâu răng là cách tốt nhất để không phải đối mặt với tình trạng đau răng, sâu răng và các bệnh răng miệng, nha chu. Đặc biệt trẻ em và bà bầu là đối tượng nguy cơ sâu răng cao hơn người bình thường nên cần phải chú ý để chống sâu răng triệt để.
Sâu răng là một bệnh răng miệng phổ biến, thường gặp ở trẻ em, bà bầu và những người chăm sóc răng miệng không đúng cách. Sâu răng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng răng đau nhức và hơi thở có mùi hôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thẩm mỹ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác đặc biệt ở bà bầu có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
1. Chống sâu răng ở trẻ em - Những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý
1.1. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Hầu hết mọi trẻ nhỏ đều bị sâu răng vì cha mẹ không biết cách phòng chống sâu răng ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, nhưng có 3 lý do chủ yếu sau:
-
Ăn nhiều loại thực phẩm ngọt, nhiều đường: Trẻ em thường thích thú với các loại kẹo ngọt, socola, các loại bánh hoặc cặn sữa khi uống sữa dinh dưỡng. Đây là môi trường lý tưởng để gây nên triệu chứng sâu răng, sún răng.
-
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức tự đánh răng hàng ngày và súc miệng sạch sẽ sau khi ăn. Nhưng cha mẹ đôi khi cũng chủ quan không quan tâm đến cách phòng chống sâu răng cho trẻ nên răng bé rất dễ bị sâu.
-
Do không điều trị sâu răng kịp thời: Nhiều cha mẹ không chủ động cho trẻ đi điều trị sâu răng vì cho rằng răng bé có thể thay bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, tình trạng sâu răng của trẻ ngày càng nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng các bé.
1.2. Tác hại của sâu răng ở trẻ em
Nếu không có cách phòng chống sâu răng ở trẻ em sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
-
Răng sữa bị sâu và rụng quá sớm so với thời điểm thay răng của bé sẽ làm răng vĩnh viễn khó mọc vì lợi bị cứng, xơ hóa, làm cản trở quá trình mọc răng. Lợi xơ cứng không những làm răng mọc chậm mà còn khiến răng dễ mọc xiên, mọc lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng của trẻ sau này.
-
Sâu răng ở trẻ làm tổn thương đến tủy răng, gây áp-xe răng. Gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm nướu ở trẻ.
-
Làm trẻ bị đau răng và hôi miệng.
-
Sâu răng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khả năng phát âm…và nhiều vấn đề khác của trẻ.
1.3. Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em
Đó là điều mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần lưu ý chống sâu răng ở trẻ em để tình trạng sâu, sún không thể “kết thân” với bé được. Hãy thực hiện các việc sau đây ngay bây giờ nhé:
-
Hướng dẫn và giám sát bé vệ sinh răng miệng hàng ngày
-
Cho bé súc miệng sau khi ăn, sau khi uống sữa đặc biệt nhiều bé có thói quen ti sữa vào ban đêm.
-
Cho trẻ ăn uống hợp lý, khoa học, đồng thời hạn chế cho bé ăn nhiều kẹo ngọt và các loại thực phẩm chứa đường.
-
Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ.
Sử dụng
viên ngậm lợi khuẩn L8020 hàng ngày sau khi đánh răng là một trong cách phòng chống sâu răng hiệu quả. Đây là bí quyết được các bà mẹ Nhật Bản ưa chuộng giúp bé “miễn dịch” với sâu răng.
Viên ngậm chống sâu răng L8020 giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và giữ lại lợi khuẩn trong khoang miệng rất phù hợp đặc biệt an toàn cho trẻ em.
2. Bà bầu cần làm gì để chống sâu răng?
2.1. Vì sao mẹ nên lưu ý vấn đề răng miệng khi mang bầu
Ngoài trẻ em, bà bầu cũng là đối tượng hay gặp tình trạng sâu răng, viêm nướu răng trong thời kỳ mang thai. Nếu bị sâu răng trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và con như:
- Nguy cơ sinh non và nhẹ cân: Mẹ bị răng miệng khi mang thai có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Những đứa trẻ được sinh ra cũng có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể trẻ còn có nguy cơ bị bại não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
- Lây truyền sâu răng cho con: Các kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và là lý do khiến cho bé dễ bị sâu răng hơn sau này.
Vì thế vấn đề chống sâu răng ở bà bầu vô cùng cần thiết và quan trọng để cả thai kỳ luôn khỏe mạnh và an toàn.
2.2. Cách chống sâu răng hiệu quả khi mang thai
-
Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối) để mảng bám thức ăn không lưu lại trong miệng.
-
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày
-
Lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
-
Ăn uống lạnh mạnh, uống đủ nước
-
Súc miệng thường xuyên
Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng L8020 vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng để mang lại môi trường răng miệng sạch sẽ “miễn dịch” với chứng sâu răng trong thai kỳ. Hầu hết các nha sỹ khuyên mẹ bầu nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn để phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Những chia sẻ trên đây là lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể chống sâu răng hiệu quả nhất cho trẻ em và bà bầu. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó Chuchubaby mong rằng cha mẹ luôn lưu ý về vấn đề răng miệng của trẻ để bé không phải “chiến đấu” với bệnh răng miệng nha.
Nguồn: chuchubaby.vn