0916.434.429 - 0996.161.686
Mang Thai

Chế độ dưỡng thai sau thụ tinh trong ống nghiệm tốt cho cả mẹ và con

Chế độ dưỡng thai sau thụ tinh trong ống nghiệm tốt cho cả mẹ và con
Chế độ dưỡng thai sau thụ tinh trong ống nghiệm tốt cho cả mẹ và con
Ba mẹ có thể yên tâm hơn trong sinh hoạt, vận động với các kiến thức về dưỡng thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công được giải đáp, chia sẻ từ chuyên gia.

Không hạnh phúc nào lớn lao bằng việc thụ thai thành công sau những tháng ngày gian nan với hành trình thụ tinh ống nghiệm của các cặp vợ chồng hiếm muộn. Phải trải qua hàng loạt các xét nghiệm, siêu âm, tiêm thuốc, hút trứng, chọn lọc tinh trùng… không chỉ tốn thời gian mà còn cả công sức, kinh phí với nhiều lo lắng, thấp thỏm.

Sau khi thụ tinh nhân tạo thành công ba mẹ lại bắt đầu lo lắng cho hành trình nuôi dưỡng thai nhi trong bụng và chào đón em bé ra đời. Vậy làm sao có thể chăm sóc tốt cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng khỏe mạnh suốt thai kỳ 40 tuần? ChuChuBaby đã tổng hợp thắc mắc từ các ba mẹ và tham vấn chuyên gia sản khoa về những kiến thức dưỡng thai sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công.

Hỏi: Vợ chồng tôi đã thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF tại bệnh viện Từ Dũ. Nay vợ tôi đã chuyển phôi thành công, xin bác sĩ tư vấn cách dưỡng thai sau khi thực hiện chuyển phôi thành công.

Đáp: Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công thì việc dưỡng thai cũng không khác nhiều so với một thai kỳ bình thường. Tuy nhiên có một số điểm khác biệt lớn mà chúng ta cần phải lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Dưỡng thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thì việc dùng thuốc để dưỡng thai nhiều hơn, đòi hỏi sự tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn bác sĩ.
- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café để giảm tối đa nguy cơ sảy thai.
- Tránh đến nơi quá đông người, nên mang khẩu trang khi ra đường để tránh những bệnh lây qua đường hô hấp.

Chế độ dưỡng thai sau thụ tinh trong ống nghiệm tốt cho cả mẹ và con (1)


Hỏi: Sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tôi có cần dùng một loại thuốc hay biện pháp hỗ trợ gì hay không để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh?

Đáp: Đối với người mẹ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm việc dùng thuốc nội tiết trong quá trình kích thích buồng trứng cũng như giai đoạn sau đó để dưỡng thai khá là nhiều. Cho nên nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch trong thai kỳ và sau thời gian hậu sản cũng cao hơn những người bình thường. Bởi vậy, các mẹ cũng nên vận động chứ không phải theo quan điểm nhiều người cho rằng thụ tinh nhân tạo xong rồi thì cần nằm yên bất động để dưỡng thai.
Phải tuân thủ lịch khám thai để các bác sĩ tầm soát những yếu tố nguy cơ cao cho sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng.

Hỏi: Chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ thụ tinh trong ống nghiệm có gì khác so với những bà mẹ mang thai bình thường không?

Đáp: Không có gì khác biệt. Tuy nhiên về mặt tâm lý các chị em mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm thường lo lắng và chú trọng chăm sóc thai nhi hơn so với bình thường dẫn đến có những chế độ ăn lệch lạc, muốn “nhồi” thật nhiều đồ ăn ngon bổ và tăng cân quá nhiều. Thậm chí một thai kỳ có thể tăng 30kg.

Điều này không phải là tốt, dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho thai kỳ chẳng hạn như làm tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật, tiểu đường trong thai kỳ. Vì vậy phụ nữ mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm lưu ý chế độ ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, không tập trung ăn quá nhiều đường hay quá nhiều món mặn có muối.

Hỏi: Sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công vì lý do cuộc sống tôi vẫn phải đi làm. Xin bác sĩ hướng dẫn tôi chế độ làm việc, vận động phù hợp.

Đáp: Thực ra khi có thai nhờ thụ tinh nhân tạo không có nghĩa bắt người phụ nữ phải ở nhà dưỡng thai. Mẹ vẫn có thể đi làm với điều kiện không làm việc quá sức, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Ví dụ khi làm việc trong một buổi thì nên thu xếp có khoảng 30 – 45 phút nghỉ ngơi, không tiếp xúc với các loại hóa chất, không thức khuya…

Mẹ vẫn có thể tự tay chuẩn bị đồ cho em bé sắp chào đời. Sớm tham khảo bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh từ ChuChuBaby để lựa chọn sản phẩm tốt cho con nha mẹ.

Hỏi: Các môn thể thao, luyện tập nào thích hợp trong thai kỳ?

Chế độ dưỡng thai sau thụ tinh trong ống nghiệm tốt cho cả mẹ và con (2)



Đáp: Đi làm hay vận động về thể lực trong thời gian mang thai vẫn được khuyến khích trừ một vài trường hợp bác sĩ khuyến cáo phải nằm tại chỗ, bắt buộc phải nghỉ ngơi như dọa sinh non, nhau tiền đạo, cao huyết áp… Còn các trường hợp khác, mẹ không có bệnh lý gì vẫn có thể tập thể dục bằng những môn thể thao phù hợp như yoga, bơi lội; tránh vận động quá mức như nhảy aerobic, tập tạ…

Hỏi: Nếu thụ tinh trong ống nghiệm thành công có 2 – 3 em bé thì có nên giữ lại cả hay chỉ giữ lại một em bé thôi?

Đáp: Thông thường sẽ chuyển nhiều phôi vào trong tử cung của người phụ nữ, rất ít khi chuyển 1 phôi, thường từ 2 – 3 phôi. Số lượng phôi chuyển tùy thuộc vào chất lượng phôi và tuổi của người phụ nữ. Mẹ càng lớn tuổi thì số lượng phôi chuyển càng nhiều. Chất lượng phôi càng kém thì càng cần chuyển nhiều phôi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đa thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.

Đa thai có nguy cơ cao dẫn đến những bệnh lý đối với mẹ: tiền sản giật, tiểu đường trong thai kỳ. Đối với thai nhi thì dễ dẫn đến sinh non. Bởi vậy các bác sĩ khuyến cáo giữ tối đa 2 thai. Nếu đậu 3 – 4 thai thì cần đến kỹ thuật giảm thai, thực hiện vào thời điểm thai nhi 6 – 7 tuần.

Hỏi: Các bà mẹ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm nên chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ?

Đáp: Sinh thường hay sinh mổ tùy thuộc vào chỉ định sản khoa. Tuy nhiên vì khi thụ tinh trong ống nghiệm đã tốn rất nhiều công sức để có thai cho nên đa phần các gia đình đều chọn kết thúc thai kỳ bằng việc sinh mổ để đảm bảo giảm tối đa những nguy cơ xấu cho mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ.
 
Xem thêm: Các xét nghiệm và siêu âm quan trọng trong thai kỳ

Đăng ký nhận tin: