Cách vệ sinh bình sữa lỗi thời của mẹ gây hại cho con
Cách vệ sinh bình sữa lỗi thời của mẹ gây hại cho con
Tránh 5 sai lầm trong cách vệ sinh bình sữa cho trẻ sơ sinh bởi những quan điểm lỗi thời của mẹ khiến bé hay ốm vặt, chậm lớn sau đây.
1. Không sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng
Có rất nhiều điểm chết trên bình sữa ví dụ như đáy bình, đường xoắn ở cổ bình, đầu núm ty khó làm sạch trong khi chất béo, protein, axit amin có trong sữa hay cặn sữa luồn lách và bám dính ở tất cả các vị trí này. Ấy vậy mà nhiều mẹ chỉ rửa bình sữa bằng nước lã vì cho rằng đằng nào trước khi dùng cũng tiệt trùng bằng nước sôi.
Cách vệ sinh bình sữa cho bé như vậy làm sao có thể làm sạch chất béo trong sữa vốn nhờn dính như dầu mỡ. Thả một bình sữa sạch và một bình sữa chưa sạch vào trong nồi nước sôi để tiệt trùng, chắc mẹ cũng rõ trường hợp nào đảm bảo sạch sâu hơn.
Tai hại hơn khi ở thời buổi 4.0 mà vẫn nhiều mẹ đem nước rửa chén bát ra để vệ sinh bình sữa cho con. Nước rửa chén bát có thành phần là hóa chất tổng hợp. Hệ tiêu hóa của bé không đủ sức chống chọi với những hóa chất có trong nước rửa có tính tẩy rửa mạnh (tráng rửa bằng nước cũng không loại bỏ được hết hóa chất tồn đọng).
Trong khi đó với một chai nước rửa bình sữa chuyên dụng mẹ có thể làm sạch bẩn, sạch khuẩn bình sữa cho bé rất nhanh chóng, dịu nhẹ, ôn hòa an toàn cho trẻ em, không làm hại da tay mẹ. Sản phẩm còn có thể sử dụng để cọ rửa nhiều vật dụng khác như cốc chén, hộp chia thức ăn, đồ chơi của bé và ngâm rửa để loại bỏ chất độc hại trên rau quả.
Cách vệ sinh bình sữa thời hiện đại này thực ra không hề “hại điện”. Tuy rằng mua nước rửa bình sữa giá khá cao nhưng cũng không đến mức đắt cắt cổ, lại có thể sử dụng trong nhiều tháng.
Không duyệt chi cho một khoản đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả, an toàn như vậy chứng tỏ
cách vệ sinh bình sữa cho trẻ sơ sinh của mẹ đang thực sự lỗi thời rồi đó.
2. Chỉ tráng nước sôi trước khi dùng là đủ
Không thể so sánh “ngày xưa vẫn thế sao bây giờ phải thế” đâu nha các mẹ. Môi trường khí hậu Việt Nam ngày càng ô nhiễm, biến đổi bất thường kèm theo đó là rất nhiều loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi, nhất là trong thời tiết nồm ẩm của miền Bắc và khu vực thành thị đông dân cư, chất lượng vệ sinh môi trường thấp như Hà Nội, Sài Gòn.
Chính thế mà khi bàn về
cách vệ sinh bình sữa cho bé, nhiều mẹ đang sinh sống ở nước ngoài thường có quan điểm chênh lệch với các mẹ Việt bản địa. Mẹ nước ngoài thì bảo bác sĩ bên đó khuyên không cần tiệt trùng bình sữa quá nhiều, bảo trẻ con ở Việt Nam hay ốm là do cái gì cũng vô trùng nên không có sức đề kháng.
Ngoài số ít các mẹ không nhận thức được sự cần thiết của việc tiệt trùng bình sữa thì nhiều mẹ thì thực chất là lười, ngại tiệt trùng bình sữa hàng ngày vì không phải ai cũng có máy tiệt trùng bình sữa để chỉ cần đổ nước, bấm công tắc là xong.
Cách tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi, luộc bình sữa khi mới mua về, trước khi sử dụng vẫn được sử dụng rất nhiều. Tuy hơi mất thời gian nhưng tiết kiệm chi phí và cũng mang lại hiệu quả tốt mà nếu chỉ tráng bằng nước sôi, nước nóng không thể đạt được.
3. Vệ sinh bình sữa bằng dụng cụ chung của cả gia đình
Cách vệ sinh bình sữa cho bé mà lại dùng giẻ rửa bát, nước rửa bát của gia đình, luộc bình bằng nồi nấu ăn thì thật sự quá thiếu kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh.
Mẹ đã đầu tư mua chiếc
bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh thì hãy sắm đồng bộ chổi rửa bình sữa và núm ty, nước rửa bình sữa chuyên dụng.
Nếu tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi thì nên thực hiện với nồi mới và dụng cụ gắp bình hoàn toàn mới chyên để luộc bình. Nếu dùng chậu để rửa bình cũng phải là một chậu riêng. Những dụng cụ này cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ và sẽ rất hữu ích cho mẹ trong suốt giai đoạn bé bú bình.
4. Khi nào cần mới rửa bình
Sữa thừa rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chỉ sau 2 – 3 tiếng đồng hồ để bên ngoài là sữa đã biến chất, có mùi chua và trở thành một ổ vi khuẩn. Bởi vậy mẹ hãy tạo thói quen đổ bỏ sữa thừa, rửa bình sữa luôn sau khi sử dụng chứ đừng vì quá bận rộn mà khi nào cần đến mới rửa. Hay là vì bé cần dùng nhiều bình, nhiều lần trong ngày mà đợi gom lại rửa chung một lần.
5. Đậy nắp kín cất đi khi bình còn ướt
Bình sữa, núm ty và các bộ phận khác của bình sau khi vệ sinh cần được để khô ráo. Mẹ có thể phơi khô tự nhiên hoặc dùng máy sấy khô chứ tuyệt đối không được đậy kín nắp và mang đi cất cho gọn ngay. Môi trường ẩm ướt rất dễ làm nảy sinh vi khuẩn có hại.
Hãy
vệ sinh bình sữa đúng cách, tránh 5 sai lầm trên đây để đảm bảo bé không hay ốm vặt, không bị chậm lớn vì những lỗi ngộ nhận trong khâu làm sạch bình sữa của mẹ. Bước vào thời công nghệ 4.0 mà mẹ vẫn còn “mình tưởng”, “mình nghĩ” thì thật đáng trách. Hãy chủ động tìm kiếm kiến thức nuôi con từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
ChuChuBaby – thương hiệu sản phẩm cho mẹ và bé của Nhật có nhiều kênh tư vấn từ xa cho mẹ qua hotline 0916 434 429 (miền Nam) - 0996.161.686 (miền Bắc), qua website hoặc qua fanpage ChuChuBaby – Chăm con kiểu Nhật. Từ bỏ những quan điểm đã lỗi thời để có
cách vệ sinh bình sữa cũng như chăm sóc cho bé đảm bảo hơn ngay từ bây giờ mẹ nhé. ChuChuBaby luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ và bé yêu!
►Xem thêm:
Cách vệ sinh bình sữa cho bé đúng cách đảm bảo khử trùng tuyệt đối