0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ - Những điều mẹ cần biết

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ - Những điều mẹ cần biết
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ - Những điều mẹ cần biết
Viêm tai giữa là một trong những bệnh rất phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng cũng có thể bị kéo dài thành mãn tính, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là những điều mẹ nhất định cần biết để giúp phòng và điều trị viêm tai giữa ở bé.

1. Nguyên nhân viêm tai giữa ở bé
Tai giữa là vùng tai ở phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất ở tai và thường xảy ra ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Trẻ nhỏ thường bị viêm tai một phần do cấu tạo ở tai chưa phát triển đầy đủ, kích thước vòi nhĩ ngắn dễ bị các loại vi khuẩn tấn công.

Đặc biệt, trẻ thường bị viêm tai giữa sau khi mắc các bệnh về tai mũi họng (như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan…) do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập lên vùng tai giữa của bé.

Ngoài ra, một số yếu tố như tiếp xúc với khói thuốc, bé bú bình, thời tiết mùa lạnh, có tiền sử bệnh trong gia đình… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa ở bé.

2. Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa
Khi bị viêm tai giữa bé sẽ thường có các dấu hiệu như: chán ăn, quấy khóc, thường đưa tay dụi hoặc cấu tai. Khi kéo vành tai sẽ khiến bé đau nhói và khóc thets. Một số trẻ lớn có thể nhận biết bị đau đầu, nghe không rõ. Khi kiểm tra tai có thể thấy tai chảy mủ hoặc đỏ màng nhĩ.

Viêm tai giữa rất thường gặp sau khi bé bị viêm mũi hoặc viêm họng. Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện ở trên, cha mẹ nên theo dõi để sớm kịp thời xử trí khi cần thiết.

3. Xử trí khi bé vị viêm tai giữa
Không tự ý dùng thuốc: Theo những lời truyền tai mách bảo, đã có rất nhiều trường hợp các mẹ tự ý nhỏ nước gừng, nước oxy già, thổi bột sắn hoặc rắc thuốc kháng sinh vào tai trẻ để tự điều trị. Điều này không những không giúp ích cho việc điều trị mà còn gây cản trở việc thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ.

Thậm chí, những loại nước này còn có thể gây tổn thương ống tai dẫn tới những biến chứng và hậu quả đáng tiếc. Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa không quá phức tạp nhưng cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Vi vậy, mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc nhỏ tai cho bé.


Một số trường hợp viêm tai giữa có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong tường hợp cơn đau tai của bé kéo dài (>2 ngày) hoặc kèm theo các dấu hiệu bị sốt, tai chảy mủ… cách tốt nhất là đứa bé đi thăm khám bác sĩ.

4. Phòng tránh viêm tai giữa
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ bú mẹ sẽ ít bị viêm tai giữa hơn so với sữa công thức. Sở dĩ như vậy là do trong sữa mẹ có kháng thể giúp tăng sức đề kháng của bé trước các loại vi khuẩn. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng sức đề kháng cho bé nói chung cũng như hạn chế nguy cơ viêm tai giữa nói riêng.

Khi tắm gội cho bé, mẹ nên chú ý để không làm nước lọt vào tai. Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng cho bé đề phòng các bệnh về hô hấp.

Những bé sinh trong gia đình có anh chị em, người thân bị viêm tai giữa, nên chú ý hơn khi bé có các dấu hiệu lạ ở tai hoặc sốt./.

Đăng ký nhận tin: