0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông

Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông
Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông
Chống hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa đông cũng không quá phức tạp nhưng nhiều mẹ vẫn thực hiện sai ở ngay những điều cơ bản, khiến bé có nguy cơ cao bị viêm da trong ngày lạnh cùng những biến chứng khó lường.

Vào ngày đông lạnh giá, nhiều mẹ cho bé mặc tã liên tục nhất là trong khoảng thời gian dài bé ngủ từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Điều này rất dễ khiến bé bị hăm tã nếu mẹ không sử dụng tã phù hợp và có cách chăm sóc da cho bé đúng. Mẹ sớm cập nhật những tuyệt chiêu đơn giản từ ChuChuBaby dưới đây để phòng tránh tình trạng hăm tã ở bé trong mùa đông nhé.

Vì sao bé bị hăm da, hăm tã?

Hăm da có nhiều nguyên nhân nhưng bé bị hăm xuất phát từ sử dụng tã khá phổ biến do mẹ chưa biết cách chống hăm tã, sử dụng tã bỉm cho bé đúng cách.

Hăm tã là viêm da do kích ứng, là một chứng bệnh ngoài da xuất hiện tại vị trí tiếp xúc với tã của trẻ, thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bé bị hăm tã sẽ đau rát, khó chịu, quấy khóc. Lớp da tại vùng hăm sẽ đỏ lên. Nếu nặng thì nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ, nhiễm trùng vùng da bị hăm.

Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông (1)


Các mẹ cũng biết rằng làn da trẻ rất mỏng manh, yếu ớt nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách bé có thể bị hăm tã. Ở độ tuổi này bé uống sữa và đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Trong phân của bé có chứa các enzyme có khả năng phá vỡ cấu trúc da, cùng với amoniac có trong nước tiểu gây kích ứng da bé. Nếu mẹ không sớm thay tã mới kịp thời bé dễ bị hăm ở nhiều mức độ.

Ngoài ra, mùa đông da bé thường khô hơn, mất đi lớp bã nhờn tự nhiên nên khi cọ sát với bề mặt tã dễ bị trầy xước, kích ứng. Đặc biệt là nếu mẹ dùng các loại tã thô ráp và có chứa các hóa chất nhạy cảm với làn da của bé.

Bé sơ sinh cần được nâng niu tỉ mỉ nhất trong những năm tháng đầu đời. Hăm tã là bệnh lý ngoài da dễ phát hiện nhưng nguồn dinh dưỡng cho bé mà không đảm bảo thì hậu quả khó ngờ. Bởi vậy ngoài chọn tã bỉm phù hợp cũng lưu ý dùng bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh nha mẹ.

Cách chống hăm tã cho bé trong mùa đông

- Mặc tã vừa vặn: Cho bé mặc tã có kích thước phù hợp dựa trên tiêu chí cân nặng, vòng đùi và vòng bụng. Tránh quấn tã quá chặt sẽ khiến vùng quấn tã không được thông thoáng. Hơi ẩm không thoát được ra ngoài, làm cho da bé ẩm ướt và phát triển vi khuẩn.

- Vệ sinh đúng cách: Trước khi thay tã, mẹ phải rửa tay thật sạch. Lau rửa sạch sẽ hết chất thải dính trên da bé bằng nước ấm, và lau thật khô da bé bằng khăn mềm trước khi mặc tã mới. Đừng vì sợ bé lạnh mà mẹ vội vàng quấn tã ngay khi da bé vẫn còn ẩm ướt. Quá trình vệ sinh cũng cần thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.

Vào mùa lạnh, rất nhiều mẹ lên các group chia sẻ tình trạng hăm tã của con, nhiều người cho rằng bị hăm là do chất lượng tã. Nhưng sau khi tìm hiểu nguyên nhân cuối cùng lại chính là do việc vệ sinh cho bé chưa đúng cách của mẹ khi lược bỏ một vài thao tác vì ngại trời lạnh.

Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông (2)


- Thay tã thường xuyên: Dù trời lạnh các mẹ cũng đừng ngại thay tã thường xuyên cho bé nhé để giảm thiểu tối đa thời gian phải tiếp xúc với các chất thải tấn công da bé. Mẹ sợ con bị lạnh hay mất giấc ngủ ngon nhưng có sợ con bị viêm da do hăm tã không? Hướng dẫn mẹ thêm kỹ năng thay tã cho con trong mùa đông để có giải pháp chăm sóc bé tốt hơn tại bài viết: Cách phòng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa đông

- Chọn loại tã giấy thấm hút tốt, thoáng khí: các loại tã giấy có khả năng thấm hút tốt – nhanh – đều và bề mặt thoáng khí thoát khí hầm hơi ra bên ngoài hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng hăm tã hiệu quả.

- Chọn tã có bề mặt mềm mịn: Mẹ hãy thay thế các loại tã có bề mặt thô ráp đang dùng bằng các loại tã có bề mặt mềm mại để không làm trầy xước da bé. Đồng thời giúp giảm ½ diện tích da tiếp xúc với bề mặt tã bẩn. Nhờ vậy, da bé sẽ không phải tiếp xúc với nước tiểu và luôn khô thoáng, sạch sẽ.

- Bôi kem chống hăm: Kem chống hăm sẽ là lớp bảo vệ cho làn da em bé trước các chất gây kích ứng đáng ghét. Mẹ bôi kem ở các khu vực tiếp xúc với mép tã giấy, quanh bộ phận sinh dục, vùng bẹn và mông để phòng tránh hăm tã.

Cách chữa trị hăm tã cho bé trong mùa đông

Trị hăm tã cho bé ngay khi mới có dấu hiệu sẽ giúp tình trạng viêm da không trở nên nghiêm trọng và giảm sự đau rát, khó chịu cho cục cưng.

Tuyệt chiêu đơn giản chống hăm tã mùa đông (3)
Theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa, khi trẻ bị hăm tã, mẹ rửa vùng da bị hăm nhẹ nhàng bằng nước ấm sạch, thấm khô bằng khăn bông mềm, tránh mạnh tay khiến da của bé bị trầy sát nhiều hơn. Sau đó bôi một lớp kem trị hăm tã mỏng, giúp se lành vết thương.

Nếu chỗ hăm da đã bị lở loét, chảy nước thì phải bôi dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như xanhmetylen. Chú ý trong thời gian này nên giữ da bé khô thoáng, hạn chế mặc các loại tã lót. Nếu cần thiết phải mặc tã thì phải đợi cho da bé thật khô ráo trước khi mặc tã cho bé.

Đưa bé đi khám bác sĩ khi trẻ bị hăm tã có các dấu hiệu: hăm kéo dài trên 5 ngày, làm theo các hướng dẫn trên nhưng k khỏi, hăm kèm theo sốt, hăm kèm theo nổi những mụn mủ trên da, vùng hăm bị đỏ tấy có khuynh hướng ngày càng lan rộng ra, hăm kèm theo tiêu chảy.
 

Đăng ký nhận tin: