0916.434.429 - 0996.161.686
Sinh Con Và Các Vấn Đề Sau Sinh

Tắc tia sữa: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh cho mẹ

Tắc tia sữa: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh cho mẹ
Tắc tia sữa: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh cho mẹ
Đừng để tắc tia sữa trở thành nỗi ám ảnh khi mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Những cách xử trí và phòng tránh sau đây sẽ cực kì hữu ích cho mẹ.

Hỏi: Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi nếu bị tắc sữa sau sinh thì có thể làm cách nào để thoát khỏi tình trạng này ạ? Em mới sinh bé được nửa tháng nay nhưng bị tắc sữa kinh khủng, nách sưng to cỡ quả bóng, bị sốt và rất đau. Chườm nóng, giã lá đinh lăng, sắc lá bồ công anh uống cũng không khỏi. Em đang không biết phải làm sao.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc sữa là do sữa lưu thông không tốt, sữa bị ứ tắc tại nang sữa và các đường ống phía sau chỗ tắc gây sưng to và đau vú vùng tắc. Tình trạng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân.

Tắc tia sữa: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh cho mẹ (1)


Trong bầu vú mẹ có rất nhiều ống dẫn sữa, trong đó nếu có một ống nào đó bị tắc do tác động từ bên trong hay bên ngoài như sữa quá đặc hoặc mẹ mặc áo quá chật chèn ép gây tắc. Hoặc khi cho bé bú thì mẹ đè tay vào vú nhiều hoặc vú mẹ dài khi cho bú nhiều tia sữa không lên được… sẽ dẫn đến tắc tia sữa.

Khi tắc tia sữa mẹ phải làm sao để thông tắc?

Muốn khắc phục tình trạng tắc tia sữa trước tiên phải tìm nguyên nhân làm mẹ bị tắc tia sữa. Nếu mẹ mặc áo lót chật thì phải nới lỏng ra, đổi áo lót vừa vặn hơn. Nếu bầu vú mẹ dài thì có thể dùng 4 ngón tay nâng bầu vú lên để cho bé bú.

Khi phát hiện tắc sữa cấp trước tiên cần chườm ấm bầu vú (bằng khăn ấm túi chườm hoặc tắm vòi sen) sau đó massage bầu vú để tạo phản xạ tống sữa Oxytocin (Oxytocin có tác dụng làm co các cơ xung quanh nang sữa để dẫn sữa ra đầu vú được gọi là phản xạ tống sữa).

Quan trọng nhất là phải cho trẻ bú nhiều, bú thường xuyên chứ không phải bị tắc nên mẹ lại sợ không cho bé bú. Lưu ý, cho bé bú vú hướng xuống theo chiều trọng lực là tốt nhất. Nếu một bên bị tắc mẹ có thể cho bé bú bên không tắc cũng tác động tống sữa bên vú kia.

Khi thấy vùng sữa tắc ứ được giải phóng ta cần chườm mát vú (đắp khăn hoặc túi chườm mát lên da thấy mát rượi là được).

Tắc tia sữa: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh cho mẹ (2)


Hướng dẫn cách massage bầu vú khi bị tắc tia sữa:

Dùng tay massage dọc từ vùng sữa ứ hướng về quầng thâm của vú, massage xoay tròn vùng ranh giới giữa đau và không đau (nút tắc), massage làm mềm quầng thâm vú (vùng xoang sữa) lau sạch núm vú và cho bé bú, hoặc vắt sữa bằng tay vùng quầng thâm tương đương với vị trí tắc.

Nếu những việc này không giải quyết được việc tắc tia sữa thì mẹ hút sữa. Dùng tay xoa bóp vào chỗ nổi cục u, massage nhẹ để làm tan cục sữa bị dồn đọng.

Massage, cho con bú thường xuyên, chườm ấm, tất cả đều nhằm làm tuyến sữa lưu thông, kích thích phản xạ tống sữa. Đặc biệt lưu ý, nếu sau khi xử trí tắc sữa tại nhà mà mẹ thấy sốt nhiều hơn, đau và nổi cục nhiều hơn không đỡ thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tắc tuyến sữa không chỉ gây khó chịu cho người mẹ mà còn có thể dẫn tới viêm tuyến vú thậm chí áp xe vú. Một khi mẹ đã bị viêm mủ áp xe vú thì cần phải phẫu thuật.

Cách phóng tránh tắc tia sữa trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ

- Sau sinh khi có sữa về mẹ cho bé bú ngay, bú liên tục và theo nhu cầu của bé.
- Cho bé bú đúng khớp ngậm. Không chờ đến khi bầu vú căng mới cho bú.
- Trong trường hợp không cần thiết không nên cho em bé bú bình quá sớm trước 6 tuần tuổi.
- Trước mỗi khi cho con bú hoặc hút sữa nhất là khi bầu vú và quầng thâm đang căng cứng nên massage bầu vú làm tăng phản xạ xuống sữa, giảm nguy cơ tắc sữa.
- Lau sạch nước bọt của con sau khi cho bú.

Xem thêm: Mẹ cho con bú nên ăn gì để sữa tốt giúp bé tăng cân đều

*

Đăng ký nhận tin: