0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?

Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?
Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?
Khá nhiều mẹ có cách hiểu chưa đúng về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Bé bị rụng tóc vành khăn có phải do thiếu canxi không? Bài viết sẽ giúp mẹ có thêm các thông tin hữu ích.

Nguyên nhân trẻ bị rụng tóc hình vành khăn

Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn? (1)
Bé bị rụng tóc sau đầu hình vành khăn


Chúng ta thường gắn liền hiện tượng rụng tóc với rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là “truyền thuyết” rụng tóc hình vành khăn sẽ cho là thiếu canxi. Thấy bé rụng tóc là mẹ lo lắng con có thiếu vitamin D, canxi hay chất gì không. Vậy bé bị rụng tóc vành khăn có thực là do thiếu canxi hay không?

Trong khoa học không có khái niệm “rụng tóc vành khăn”, việc rụng tóc sau gáy hình vành khăn có nhiều nguyên nhân. Và nguyên nhân khiến nhiều mẹ gắn hiện tượng này với việc bé bị thiếu canxi là do trẻ thiếu canxi thường khó ngủ về đêm, ra nhiều mồ hôi trộm khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, trằn trọc và hay xoay lắc đầu sang hai bên. Chính động tác lắc đầu khi bé nằm ngửa tạo sự chà xát vào chiếu, gối gây rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn xung quanh đầu nên dân gian còn hay gọi là hiện tượng “chiếu liếm” (trước đây thường nằm chiếu). Do đó, chúng ta thường gộp rụng tóc vành khăn vào trong nhóm những biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi.

Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn? (2)
Rụng tóc vành khăn thường được gộp vào trong nhóm những biểu hiện của trẻ bị thiếu canxi


Theo các bác sĩ, rụng tóc ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Bởi vì chu trình mọc tóc, dài ra của tóc và rụng đi của trẻ đã diễn ra ngay từ giai đoạn bào thai, và sau khi chào đời chu trình này vẫn tiếp diễn. Thông thường, trên đầu của bé có những rễ tóc đang chuẩn bị rụng, rễ tóc đang chuẩn bị mọc và xung quanh vùng đầu luôn có hiện tượng rụng tóc, tóc rụng đều nên có thể các mẹ không để ý thấy. Riêng tóc ở sau đầu thời gian rụng sẽ muộn hơn, diễn ra đồng loạt vào thời điểm trẻ được khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Cho nên rụng tóc vành khăn thường xảy ra trong giai đoạn bé 3 – 6 tháng tuổi. Lúc này mảng tóc sau đầu của bé bị rụng nhiều, rụng trắng một mảng gáy, mẹ quan sát thấy rõ rệt nên lo lắng.

Sau 6 tháng tuổi mà bé vẫn bị rụng tóc nhiều thì mẹ nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị. Một số nguyên nhân thường gặp gây rụng tóc nhiều ở trẻ nhỏ là:

- Thay đổi hoocmon: sau khi sinh, hoocmon nội tiết mà bé được mẹ truyền trong bào thai bắt đầu thay đổi có thể khiến tóc bị rụng.
- Thiếu dinh dưỡng:
Nếu bé bị thiếu dưỡng chất ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra cân nặng, chiều cao, sự phát triển của bé, thực đơn hàng ngày và nhận giải pháp phù hợp chứ không nên tự ý bổ sung các vitamin, thuốc bổ cho bé dễ khiến bé bị ngộ độc nếu nạp quá liều.
- Viêm da tiết bã (cứt trâu ở da đầu)
Biện pháp: tăng số lần gội đầu từ 2-3 lần/tuần lên 4-5 lần/tuần. Dùng dầu massage để massage và lấy cứt trâu ra khỏi đầu bé qua nhiều lần gội đầu.
- Nấm da đầu: khi da đầu có những mảng đỏ, nhiều vảy gàu trắng gây ngứa ngáy khó chịu, chảy nước, tóc rụng từng mảng thì mẹ phải đưa bé tới bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc diệt trừ nấm đầu cho bé.
- Dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh:

Thuốc kháng sinh sử dụng dài ngày không theo chỉ định của bác sỹ có thể dẫn đến tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm lớn, rụng tóc hình vành khăn.

Làm gì khi bé bị rụng tóc vành khăn?

Như đã nói, rụng tóc vành khăn thường thấy ở trẻ là một hiện tượng sinh lý bình thường, hiện tượng thay tóc ở trẻ nên không đáng lo ngại. Chỉ cần đợi một thời gian tóc bé sẽ mọc trở lại bình thường. Còn nếu bé bị rụng tóc vành khăn bởi những nguyên nhân khác vừa kể trên thì mẹ chữa trị cho bé theo các hướng mà ChuChuBaby gợi ý cho mẹ.

Phải làm sao khi trẻ bị rụng tóc vành khăn? (3)


Làm thế nào để bé không bị rụng tóc vành khăn?

Không có nhiều bệnh lý về tóc ở trẻ nhỏ, để bé không bị rụng nhiều tóc thì khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ lưu ý:

- Gội đầu cho bé 2-3 lần/tuần, sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em, không sử dụng dầu gội của người lớn cho trẻ sơ sinh
- Gội sạch bọt xà phòng và lau khô khi gội đầu cho bé.
- Hàng ngày nếu bé thường ra mồ hôi ướt tóc thì mẹ cũng phải để ý và lau khô nhanh cho bé, đảm bảo da đầu luôn khô ráo sẽ tránh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
- Không cho bé đội mũ quá nhiều gây nóng bức, tăng khả năng nhiễm nấm.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé
- Bổ sung thêm vitamin D hàng ngày vì khoảng 2-3 tháng tuổi lượng vitamin D dự trữ được chuyển từ mẹ sang cơ thể bé lúc này đã hết. Nếu không được bổ sung thêm vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi với một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ như cáu gắt, khó ngủ, ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, ra mồ hôi, quấy khóc. Cách bổ sung: cho bé tắm nắng hoặc uống vitamin theo đúng liều lượng sau khi đã xét nghiệm định lượng canxi.
- Chú ý tư thế nằm của bé tránh để bé chà xát thường xuyên với gối cũng làm tóc bé dễ rụng. Với các bé sơ sinh việc sử dụng gối cho bé cũng không cần thiết, mẹ có thể gấp 1,2 chiếc khăn sữa lót dưới đầu của bé là được.

Đăng ký nhận tin: