0916.434.429 - 0996.161.686
Chuẩn Bị Mang Thai

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai
Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai
Mang thai là một hành trình không dễ dàng với bất kỳ người phụ nữ nào. Để hành trình mang thai không còn quá bỡ ngỡ, bạn cần chuẩn bị cho mình thật kỹ những kiến thức cơ bản nhất về thai kỳ cũng như cách chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn này. Nếu đang có kế hoạch có em bé trong thời gian tới, bạn nên biết những điều dưới đây.

1. Hành trình 40 tuần thai
Thai kỳ của bạn sẽ không tính từ thời điểm thụ thai mà được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Đây sẽ là một “cột mốc” quan trọng mà các bác sĩ sẽ hỏi khi bạn đi khám thai lần đầu tiên, giúp xác định ngày dự sinh cũng như sự phát triển của bé có đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, bạn nên ghi nhớ hoặc đánh dấu những ngày đèn đỏ của mình để sớm phát hiện có thai cũng như các mốc khám thai quan trọng.

Hành trình 40 tuần thai chắc chắn sẽ khiến cơ thể của bạn có nhiều thay đổi, từ việc tăng cân cho đến những điều khó nói khác như thường xuyên xì hơi, đổ mồ hôi, ngực căng tức… Tuy nhiên, đó cũng là một hành trình vô cùng hạnh phúc. Hãy tận hưởng quãng thời gian kỳ diệu này nhé!

2. Ngày dự sinh
Ngày dự sinh được xác định bằng cách cộng thêm 280 ngày (tức 40 tuần) sau ngày xuất hiện đèn đỏ cuối cùng. Một số bác sĩ phụ sản cũng sẽ đưa ra ngày dự sinh dựa vào sự phát triển của thai nhi và đây hoàn toàn chỉ là một con số ước tính. Tại mỗi thời điểm siêu âm, có thể bác sĩ sẽ đưa ra một ngày dự sinh khác nhau, thường sẽ chênh lệch trong khoảng 1 tuần.

Nên nhớ, chỉ có khoảng 5% trẻ chào đời vào đúng ngày dự sinh và bé có thể sẽ sinh sớm hoặc muộn hơn với một vài tuần. Vì vậy, bạn cần biết và luôn phải sẵn sàng tinh thần cho điều đó để tránh gặp phải những bối rối khi chưa kịp chuẩn bị nhé!

3. Ăn gấp đôi khi mang thai?
Đây là một quan niệm rất lỗi thời nhưng vẫn còn rất nhiều người tin vào điều đó. Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng nhưng mẹ nên chú ý vào “chất” hơn “số lượng”. Nạp quá nhiều năng lượng khi mang thai có thể dẫn tới tình trạng mẹ thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, khó sinh nở…

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần được dựa trên bảng cân nặng, tình trạng sức khỏe của mẹ và cả những lời khuyên của bác sĩ. Bạn cũng có thể sẽ phải trải qua một vài xét nghiệm cần thiết để biết mình cần bổ sung gì hoặc nên hạn chế thực phẩm nào trong ăn uống.

4. Sữa bầu có thực sự cần thiết
Sữa bầu là nguồn thực phẩm bổ sung rất tốt cho mẹ trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, các dưỡng chất ấy không chỉ có trong duy nhất sữa bầu mà còn có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm khác.

Vì thế, sữa bầu không phải là bắt buộc nếu bạn không thích uống sữa hoặc không thể uống sữa do nghén. Một số thực phẩm rất tốt khác dành cho các mẹ bầu trong giai đoạn này không nên bỏ qua là trái cây, thịt cá, các loại hạt…

5. Mang thai sẽ khiến bạn thay đổi hoàn toàn?
Bạn có lo lắng khi nhìn thấy những người chị, người bạn của mình mang thai và có những thay đổi thật đáng kinh ngạc: các nét trên gương mặt bị thay đổi, những vết rạn khủng khiếp, những nốt mụn chi chít…

Thực tế, tùy cơ địa của mỗi người mà mang thai sẽ có những tác động nhất định. Có người sẽ xinh hơn nhưng cũng có người bị “xuống sắc” trầm trọng. Tuy nhiên, đừng quá bận tâm về điều đó vì bạn sẽ dần trở lại bình thường ngay sau khi sinh nở.

Chỉ cần chú ý chăm sóc bản thân, ăn mặc và đừng quá “bỏ bễ” cơ thể của mình, bạn chắc chắn vẫn sẽ là một bà bầu xinh đẹp. Giờ thì bạn đã sẵn sàng để có một em bé và trở thành MẸ?

Đăng ký nhận tin: