0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Mách mẹ cách sơ cứu kịp thời trẻ bị sặc sữa

Mách mẹ cách sơ cứu kịp thời trẻ bị sặc sữa
Mách mẹ cách sơ cứu kịp thời trẻ bị sặc sữa
Sặc sữa hiểu đơn giản là hiện tượng sữa trào ngược lên mũi vào đường thở khiến trẻ khó thở, ho sặc sụa, tím tái có thể gây ngừng thở. Đây là một tai nạn thường gặp của trẻ nhỏ, nếu không khẩn trương xử lý có thể gây nguy hiểm cho em bé. 


 

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sặc sữa là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ xuống quá nhiều.\
 
Bên cạnh đó, núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp. Đặc biệt nếu cho trẻ bú trong tư thế nằm khiến thực phẩm dễ dàng lọt vào đường thở dẫn tới ngừng thở gây tím tái người, nếu không được sơ cứu sẽ khiến trẻ có thể bị mất mạng.
 
Hơn nữa, nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ. Trong khi miệng ngậm núm vú nhưng không hề nuốt, khi thở mạnh trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào phế quản dẫn đến tình trạng sặc sữa.
Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, nếu trong khi cho con bú sữa mẹ làm trò cười hoặc nói chuyện với bé khiến bé cười sẽ làm cho sữa tràn vào khí quản và gây sặc sữa.
 

2. Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa

Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho, sặc sụa, tím tái. Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng. Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng...đó là biểu hiện trẻ sặc sữa. Cha mẹ cần xử lý ngay như sau: 
 
- Vỗ lưng, ấn ngực: Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
 
- Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
 
- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.
 

3. Phòng tránh nguy cơ sặc sữa khi cho bé

Chuchubaby khuyên mẹ nếu cho bé bú bình, bạn không nên đặt bé nằm thẳng mà nên để bé nằm hơi dốc người xuống phía dưới một chút (vị trí của đầu cao hơn chân). Bình sữa cũng cần dốc xuôi về phía núm vú để tránh trường hợp bé hít không khí trước khi hút được sữa.
 
Ngoài ra nên lựa chọn bình sữa hoặc núm ty có lỗ sữa chữ + để kiếm soát tốc độ sữa chảy ra bằng với lực mút của bé. Núm ty nên có van thông khí để bé tránh bị đầy hơi chướng bụng khi bú bình. 


*
Website:  https://chuchubaby.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/chuchubabyvn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_jqohP7DTCUxL9vyI2J34A
 
 

Đăng ký nhận tin: