0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa?

Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa?
Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa?
Bé tự cầm được bình sữa là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển mà cả mẹ và bé đều có thể tự hào. Điều đó cho thấy cục cưng của mẹ đang có sự phát triển về kỹ năng vận động. Nhưng không phải bé nào cũng biết tự cầm giữ bình sữa để bú ngay, mà cũng cần sự khuyến khích và hướng dẫn cách tự cầm bình sữa từ ba mẹ.

1. Các bước tập luyện cho bé tự cầm bình để bú nếu bé đã sẵn sàng

Bước 1. Cho tay bé làm quen với bình sữa

Ngay từ lúc bé được khoảng 3 tháng nếu bé thường xuyên bú bình thì mẹ đã có thể cho bé bắt đầu làm quen với bình sữa. Chỉ cần nắm lấy tay bé ấn nhẹ vào bên cạnh bình sữa để bé quen với chuyển động cánh tay chính xác và có cảm nhận thực tế về chiếc bình.

Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa? (1)


Nhưng mẹ ơi, em bé sơ sinh vẫn còn quá nhỏ để biết mình đang làm gì hoặc tự mình đỡ trọng lượng của bình sữa. Vì vậy mẹ vẫn phải luôn nắm chắc bình trong khi cho bé thử sờ và cầm bình sữa nhé.

Bước 2. Khi bé được 6 – 10 tháng tuổi, mẹ có thể khuyến khích bé giữ bình sữa bên mình trong khi bú

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa? Khi mẹ cảm thấy rằng bé đã có thể nắm chắc bình và tự đỡ được trọng lượng của cả bình lẫn sữa bên trong trong khi bú thì có thể thử buông tay trong thời gian ngắn. trẻ sơ sinh có sự phát triển về khả năng vận động không giống nhau. Có bé tự cầm được bình sữa khi 6 tháng tuổi, có bé phải lâu hơn.

Kích thước và hình dạng của bình sữa cũng có sự ảnh hưởng nhất định. Bình sữa cổ rộng có phần thân to hơn trong khi bình sữa cổ hẹp được thiết kế vừa vặn với tay em bé hơn. Có nhãn hiệu thiết kế bình tròn bầu như Comotomo, có nhãn hiệu thiết kế bình thuôn dài nhỏ gọn như ChuChuBaby, Pigeon… Mẹ tìm mua bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất trước tiên cũng nên chọn sản phẩm phù hợp với các bé nhé.

Bước 3. Quan sát kỹ năng vận động của bé

Một cách tốt để xác định bé đã sẵn sàng để tự cầm giữ bình sữa được hay chưa là mẹ nên để mắt đến các kỹ năng vận động thường ngày của con. Nếu bé đã thành thạo trong việc cầm và nắm lấy đồ vật, đồ chơi xung quanh thì bé đã có thể sẵn sàng cầm bình sữa. Đồ vật mà bé có thể nắm được càng nhỏ tức là kỹ năng vận động của bé càng tốt.

Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa? (2)


Bước 4. Giúp bé hiểu được mối quan hệ giữa bình sữa và việc ăn

Động lực tốt nhất để bé học cách cầm bình sữa là đói. Vì vậy, thời gian tốt nhất để luyện cho bé tập giữ bình sữa là bữa ăn đầu tiên vào buổi sáng, khi bé có lẽ đói nhất.

Bước 5. Cho bé cầm bình rỗng

Một cách khác để xác định xem bé đã sẵn sàng tự bú bình hay chưa là đưa cho bé một chiếc bình rỗng và sau đó quan sát xem baby của mẹ làm gì với chiếc bình.

Nếu bé biết nắm lấy bình sữa và đưa phần núm ty lên miệng chứng tỏ rằng cục cưng đã biết bình sữa đó dùng để làm gì và sử dụng như thế nào.

Mẹ hãy thử lại tương tự với một chiếc bình có chứa sữa để xác định rằng bé có thể xử lý trọng lượng của bình trước khi mẹ cho phép bé tự ăn.


2. Giúp bé học cách tự cầm bình sữa

- Khi dạy bé tự cầm bình sữa, mẹ hãy đảm bảo đầu bé ở vị trí cao hơn so với chân bằng cách ôm bé trong vòng tay hoặc kê gối cao cho bé nằm tựa lưng và đầu. Điều này rất quan trọng, bởi vì nếu bé bú trong tư thế nằm ngang (nằm thẳng), sữa có thể chảy từ miệng vào tai.

Làm cách nào để bé tự cầm bình sữa? (3)


- Khi dạy bé tự cầm bình sữa, hãy cất tất cả đồ chơi và tắt bất cứ những vật dụng có âm thanh và ánh sáng nào có thể khiến bé mất tập trung.

- Khi bé bắt đầu tự giữ bình để bú, ban đầu mẹ vẫn đỡ bình cho bé cho đến khi bé nắm chắc bình bằng cả hai tay.

- Hãy luôn theo dõi bé trong quá trình bé tự bú, chắc chắn bé đang giữ bình ở góc độ đùng để không nuốt phải nhiều khí gây đầy hơi cho bé. Nếu bình bị trượt hoặc rơi khỏi tay bé, hãy cầm lên và làm sạch (nếu cần), sau đó đặt lại vào tay bé để bé thử lại.

- Cầm một cái bình nặng có thể khiến cánh tay bé nhỏ của con bị mỏi. Vì vậy mẹ nên hỗ trợ đỡ tay cho bé trong khi bú.

- Ngay cả khi bé đã có thể tự ănmẹ vẫn có thể tiếp tục bế bé trong khi bú để duy trì sự gắn kết của hai mẹ con.

- Không bao giờ được để bé ở một mình trong khi tự bú vì nếu không may bé bị sặc sữa mẹ sẽ không kịp thời xử lý.

Đăng ký nhận tin: