Có nên cho bé ăn dặm sớm? Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
Có nên cho bé ăn dặm sớm? Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
Phân biệt những biểu hiện sinh lý của bé với các biểu hiện của việc bé cần và có thể ăn dặm để cho con ăn dặm đúng thời điểm, đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bé được 3,4 tháng tuổi là thời điểm các mẹ quan tâm nhều đến việc chuẩn bị cho bé ăn dặm. Có thể các mẹ vẫn nghe nhiều về thời điểm ăn dặm lý tưởng cho bé là 6 tháng tuổi nhưng sẽ không thiếu những thắc mắc khác ví dụ như bé 4 tháng tuổi nhưng không chịu bú hoặc là có biểu hiện bị đói không ngủ được hoặc cho bé ăn thêm bột thì thấy bé không quấy khóc nữa, ngủ tốt hơn nên thì có thể cho bé ăn dặm sớm không? Ngoài việc bé đã đủ tháng tuổi thì những biểu hiện nào chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu thời kỳ ăn dặm?
Quan sát bé đã có kỹ năng phù hợp đủ để ăn dặm hay chưa
- Bé đã cứng cổ: có thể quay cổ sang hai bên, làm hành động từ chối khi không muốn ăn.
- Ngồi được khi có sự hỗ trợ: ngồi dựa vào lòng mẹ, ngồi trên ghế ăn với chiếc gối tựa.
- Phản ứng lè lưỡi đẩy ra khi đưa thìa vào miệng giảm đi (phản ứng phổ biến của trẻ dưới 4 tháng tuổi)
- Có sự hứng thú với vấn đề ăn uống: bé nhìn mọi người ăn uống thì hay liếm môi, chóp chép miệng, với đòi lấy thức ăn.
Có thể cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng không?
Để tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa phải kết hợp cơ học đó là dạ dày nhào trộn, nghiền nát thức ăn và tiết các enzym để tiêu hóa. Trong giai đoạn từ 4 tháng tuổi em bé mới bắt đầu có khả năng tiết enzym để tiêu hóa thức ăn, và sẽ hoàn thiện trong khoảng 2 tháng tức là khi bé được 6 tháng tuổi. Như vậy, nếu cho bé ăn dặm sớm thì bé dễ gặp phải các vấn đề tiêu hóa vì không đủ men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Trong độ tuổi 4 – 6 tháng, tùy cơ địa từng bé sẽ sớm hoặc muộn hoàn thiện hệ tiêu hóa.
Khi bắt đầu ăn dặm chỉ cho em bé ăn một lượng nhỏ với những loại đồ ăn quen thuộc để xem cách tiêu hóa của bé như thế nào? Ăn một lượng đồ ăn lớn ngay từ đầu dễ khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, không tiêu hóa được.
Nếu thấy bé chê sữa, không chịu bú khi được 3 – 4 tháng tuổi mẹ đừng vội chuyển sang ăn dặm vì đây là thời điểm biếng ăn sinh lý lần thứ nhất. Biểu hiện là bé chán sữa, lười bú hoặc chỉ bú khi đang lơ mơ ngủ. Và lúc này cho bé ăn dặm là tiếp xúc với một loại đồ ăn mới lạ bé cũng sẽ không từ chối chứ không phải là dấu hiệu của việc bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Mẹ nên phân biệt rõ để cho bé ăn dặm đúng thời điểm.
Nếu thấy em bé đói thì tăng thêm lượng sữa cho bé. Một số em bé do thiếu vitamin D thì có thể bị khó ngủ, trằn trọc về đêm rất dễ bị nhầm lẫn là em bé bị đói. Việc nhầm lẫn tín hiệu dẫn đến cho bé ăn dặm sớm khi em bé chưa có nhu cầu dẫn đến một số ảnh hưởng về sức khỏe của bé.
Hậu quả của việc cho bé ăn dặm sớm là:
- Ảnh hưởng đường tiêu hóa khi mà enzym tiết ra chưa đủ nên ăn nhiều mà không tăng cân hoặc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến việc ăn uống sau đó của bé: Bé có xu hướng bỏ bú sữa trong khi sữa nên là nguồn thực phẩm chính cho các bé dưới 12 tháng tuổi đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi.
Lưu ý khi mẹ muốn cho bé ăn dặm
- Có thể cho em bé ăn dặm vào lúc bé được khoảng 5,5 tháng tuổi và có những biểu hiệu có thể ăn dặm.
- Cho bé ăn khi ngồi chứ không được nằm để tránh bị sặc, và để thuận tiện cho bé rèn luyện những kỹ năng của lưỡi và miệng để nuốt đồ ăn.
- Nếu bé chưa sẵn sàng để ăn dặm có thể lùi lại thời gian, muộn nhất là khi bé 8 tháng tuổi. Sau 8 tháng mà chưa tập cho bé ăn dặm được sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé, mẹ sẽ càng gặp khó khăn trong việc cho bé ăn dặm.
- Cập nhật các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh nhầm lẫn các biểu hiện sinh lý thông thường của bé.
Xem thêm:
Mẹ đã cho bé ăn sữa chua, váng sữa, phô mai đúng cách chưa?
Liên hệ Chuchubaby: