0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh

Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh
Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh
Nhiễm sán lợn đe dọa lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là ở trẻ em, phụ nữ có thai. Trẻ nhỏ và thai phụ nhiễm sán lợn phải làm sao? Cùng ChuChuBaby tìm hiểu rõ thông tin về bệnh này và cách phòng chống hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh sán lợn: Nguyên nhân, triệu chứng

- Bệnh sán lợn chia làm 2 loại đó là ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành.

Theo Wikipedia, bệnh ấu trùng sán lợn hay còn gọi là bệnh lợn gạo là loại bệnh ký sinh trùng ở mô gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn. Bệnh này có thể lây truyền sang người, lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian lây bệnh mang trong mình các ấu trùng sán dây.

Đây là một bệnh mạn tính làm tổn thương ở da, cơ, não của lợn và người do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên và tác nhân là do sán dây ký sinh trong ruột non.
 



Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh (1)
Chia sẻ của một bà bầu bị nhiễm ấu trùng sán lợn trên một hội nhóm về mẹ và bé


- Nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán lợn và sán trưởng thành ở người là do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm có chứa trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo, rau sống không đảm bảo vệ sinh) chưa được nấu chín kỹ.

Sau khi nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và theo máu di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, hay mắt,…và hóa nang.

- Triệu chứng: Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm. Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá, hoặc đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, suy nhược.

Biểu hiện lâm sàng tuỳ theo vị trí khu trú của nang: nếu ở dưới da thì có những u nhỏ dưới da, nếu ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động, sán đi vào mắt gây giảm thị lực…

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn nên các triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn, dễ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, gầy còm, ốm yếu và hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Để biết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựa vào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và các xét nghiệm ELISA kết hợp điều tra, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm.

Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh (2)

Cần làm xét nghiệm ELISA kết hợp điều tra, đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố dịch tễ, tiền sử sử dụng các loại thức ăn bị ô nhiễm nếu nghi ngờ bị nhiễm sán.

Cách phòng chống bệnh sán lợn cho trẻ nhỏ

- Mẹ cần nhận biết thịt lợn nhiễm sán (thịt lợn gạo): Thịt có những hạt trắng như gạo nếp bám dính trên thịt, khi cắt miếng thịt có thể thấy trứng ấu trùng rơi ra ngoài. Dọc thớ thịt có những sợi dài hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu màu trắng hoặc vàng xám, sau khi luộc thấy xuất hiện những sợi dài giống như gân nhưng dễ dàng rút ra được thì có thể đây chính là sán dây.


Cách phòng chống nhiễm sán lợn ở trẻ em trong mùa dịch bệnh (3)
Các ấu trùng sán hình hạt gạo ký sinh trong thịt lợn


Nấu chín thịt lợn gạo có thể giết chết ấu trùng sán nhưng không loại bỏ được độc tố của ấu trùng này gây ra, độc tố của ấu trùng này gây ra, nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, nên vứt bỏ nếu phát hiện.

- Giữ thói quen ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi cho bé và cả nhà. Thông thường, ấu trùng sán lợn, sán trưởng thành sẽ chết khi được đun sôi, nấu kỹ ở nhiệt độ cao trong vòng 5 – 10 phút. Bởi vậy, các mẹ cần nghiêm khắc thực hiện ăn chín, uống chín cho cả gia đình, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh để tránh nhiễm sán nhất là trong thời kỳ bệnh dịch như hiện nay.

- Mẹ không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn hay thực phẩm chế biến từ thịt lợn còn tái, chưa nấu chín kỹ, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). Tốt nhất các mẹ nên mua những thực phẩm này ở địa chỉ uy tín, đã được kiểm định.

- Chú ý quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Không cho bé bò, trườn dưới nền nhà, tiếp xúc với đồ vật bẩn, nghịch đất cát, ngậm mút ngón tay và ăn thức ăn không đảm bảo. Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi với thú cưng và trước khi ăn.

- Luôn cắt móng tay, móng chân cho bé sạch sẽ và tẩy giun định kỳ.

- Đốt sán già sẽ rụng và ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài theo đường hậu môn (hình dạng là đoạn nhỏ dẹt, màu trắng ngà, đầu sán bằng phẳng). Bởi vậy người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Bệnh ấu trùng sán lợn có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng. Phụ nữ có thai sau khi được xét nghiệm chẩn đoán nếu bị nhiễm sán cần được điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Đăng ký nhận tin: