Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ và bú bình
Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ và bú bình
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra ngoài qua miệng. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh sau khi bú nhưng vẫn khiến nhiều mẹ lo lắng bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Hỏi: Con nhà em được 8 tháng tuổi, ăn bữa nào là ói bữa đó, bú xong nửa tiếng đang say ngủ cũng ói. Như vậy có
sức khỏe của bé có vấn đề gì không? (Chị Thùy Linh - Mẹ của bé Linh Vân)
Hãy cùng
ChuChuBaby giải đáp vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường bị nôn trớ sau khi bú
- Nguyên nhân sinh lý: nôn trớ ở trẻ 1 – 8 tháng tuổi là nôn trớ sinh lý thông thường. Thực quản của trẻ giai đoạn này ngắn, dạ dày có dung tích nhỏ và nằm ngang, cơ tâm vị hở cho nên chỉ cần bú nhiều một chút là bé bị trào ngược, nôn trớ sữa ra ngoài.
Mô phỏng dạ dày của trẻ sơ sinh và người lớn
- Nguyên nhân từ cách chăm sóc: Cho bé bú quá no, nằm ngay sau khi bú
Bú không đúng tư thế khiến bé nuốt phải nhiều không khí sẽ nhanh no và việc đặt bé nằm ngay, nằm thấp đầu khiến bé dễ bị ọc sữa, nôn trớ.
- Nguyên nhân bệnh lý: nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiêu chảy... thường có triệu chứng nôn trớ.
Nôn trớ sau khí bú sữa dù là bú mẹ hay bú bình thì chủ yếu là do cách mẹ cho bé bú chưa đúng. Nôn trớ xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là trớ ra sữa, bé vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể thì chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn và học một số kỹ thuật giúp tránh đầy hơi, nôn trớ cho bé.
Cách giúp trẻ sơ sinh không nôn trớ sau khi bú
- Chia nhỏ các cữ sữa để lượng sữa bú phù hợp với khả năng chứa của dạ dày bé.
- Cho bé bú đúng cách:
Dù bú mẹ hay bú bình cũng không nên cho bé bú ở tư thế nằm. Nếu bú mẹ nên cho bé bú khi ngồi. Cho bé ngậm bú đúng: miệng bé mở rộng, môi dưới đưa ra ngoài, cằm chạm vào bầu vú mẹ và quầng vú ở trên môi của bé nhiều hơn ở phía dưới.
Khi cho bú nên để bé bú từ từ. Vì nếu mút được lượng sữa nhiều hơn lượng sữa tối đa mà miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, trớ sữa ra ngoài. Nếu thấy sữa mẹ xuống nhiều nên dùng hai ngón tay ấn vào vú mẹ để làm giảm bớt dòng sữa xuống hoặc rút núm vú ra cho bé tạm nghỉ để tránh cho bé nuốt quá nhiều sữa hay là bị sặc sữa.
Khi cho trẻ bú bình lưu ý dựng nghiêng bình tạo thành góc 45 độ, sữa luôn ngập núm vú để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Không cho bé bú hết sạch bình sữa vì lượng sữa cuối sẽ có thêm một lượng không khí đi kèm. Việc nuốt phải nhiều khí khiến bé bị đầy hơi,
Không cho bé bú quá nhiều, quá no.
Tư thế bú và cách chăm sóc không đúng là nguyên nhân chính khiến bé bị nôn trớ sau khi bú
- Sau khi bú xong nên bế áp bé lên vai 10 - 15 phút, vỗ ợ hơi cho bé để đẩy lượng không khí bé nuốt phải ra ngoài rồi mới đặt nằm. Tư thế nằm: đầu hơi cao, mặt bé xoay nghiêng sang một bên.
- Khi bé nôn trớ đỡ bé nằm nghiêng để những chất nhờn, chất lỏng trào lên chảy hết ra ngoài. Vì nếu để bé nằm ngửa chất nôn trớ và sữa trào ngược lên tràn vào khí quản hay tai mũi có thể gây sặc, gây viêm mũi, viêm tai giữa hoặc hít ngược vào phổi đều rất nguy hiểm.
- Sau khi bé nôn trớ xong dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và họng cho bé để loại bỏ những chất nhờn bẩn còn đọng lại có thể gây viêm.
- Nếu bé nôn, không ép bé tiếp tục bú. Lúc này để dạ dày trống mới giúp bé dễ chịu.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu thấy bé ọc sữa nhiều hơn bình thường, nhất là ở trẻ trên 8 tháng tuổi nhưng vẫn nôn trớ kèm các dấu hiện bất thường nên đưa bé đi thăm khám để kiểm tra sức khỏe.
Xem thêm:
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa
Liên hệ Chuchubaby: