Cách cho trẻ sơ sinh bú bình sớm để tránh hại tìm lợi
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình sớm để tránh hại tìm lợi
Chuyên gia nào cũng khuyến khích các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trừ những trường hợp bắt buộc phải cho bé bú bình vì mẹ không có hoặc không đủ sữa thì việc cho bé tập bú bình sớm có tốt hay không? Có nên cho bé tập bú bình sớm? Cần lưu ý gì khi cho bé tập bú bình sớm?
Lợi ích của việc tập bú bình sớm
Bú bình sớm không thiệt thòi cho bé vì bú bình sớm cũng mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con.
- Thứ nhất, cho bé bú bình sớm thì khi mẹ hết kì nghỉ thai sản đi làm trở lại sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn nhiều, không cần lo lắng con không chịu bú bình.
- Mẹ sẽ giảm bớt khó khăn, bất tiện khi chăm em bé vì bất cứ ai cũng có thể thay mẹ cho bé ăn. Mẹ được chủ động hơn với thời gian của mình khi cần ra ngoài xử lý công việc mà không lo con ở nhà bị đói. Tất nhiên là không có mẹ nào lại lạm dụng điều này để dành nhiều thời gian cho bản thân nhưng sự thực là có những mẹ stress vì con quá bám mẹ, vì không được nghỉ ngơi đủ.
- Khi bé bú bình, mẹ có thể cho bé ăn mọi lúc mọi nơi khi ở bên ngoài, ở nơi công cộng mà không còn cảm thấy bất tiện.
- Khi bố hoặc là ông bà thay mẹ cho bé bú bình thì bé cũng có cơ hội gắn kết với nhiều thành viên khác trong gia đình hơn. Bé bạo dạn hơn khi chỉ quanh quẩn mỗi ngày bên mẹ.
- Bú bình bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn vì khi ti mẹ lúc đầu chủ yếu là nước, bé nào bú được 5 phút đã ngủ hoặc chán ti thì chưa kịp bú dòng sữa chất lượng. Trong khi bú bình là sữa mẹ vắt ra từ chu trình hút sữa kéo dài nên chắc chắn đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.
- Giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé khi mẹ đột ngột không có khả năng cho bé bú: mẹ có vấn đề về sức khỏe, mất sữa…
- Bú bình đo đếm được lượng sữa bé ăn.
- Khi bé đã mọc răng thường có thói quen nhai cắn ti mẹ. Điều đó không còn đáng sợ nếu bé bú bình.
Tác hại của việc tập bú bình sớm
Nói là tác hại thực ra cũng không đúng. Bú bình sớm hay không thì đều hoàn toàn an toàn cho trẻ sơ sinh nếu mẹ chọn bình sữa tốt, loại sữa tốt và sử dụng đúng cách. Các mẹ phương Tây đa phàn cho bé bú bình từ rất sớm.
Nói chính xác là việc tập bú bình sớm sẽ có một vài khó khăn tiêu biểu là phải tốn thời gian cho các công đoạn pha sữa, hâm sữa, tiệt trùng bình, rửa bình,… Nhất là vào buổi đêm và vào mùa đông thì quả thật mệt mỏi hơn nhiều so với việc chỉ cần đưa ti mẹ vào miệng bé.
Có ý kiến cho rằng bú bình sẽ là giảm sự thân thiết giữa mẹ và bé vì không còn bú mớm trực tiếp từ ti mẹ nhưng thực ra khi bé bú bình mẹ cũng ở bên, ôm bế cho bé bú và bé vẫn cảm nhận được “hơi” mẹ. Các mẹ hết kỳ thai sản thì trước sau cũng phải tách con. Việc cho bé bú bình trước một vài tháng không hề làm giảm đi sự gắn bó gần gũi của mẹ và bé.
Lưu ý, bầu vú mẹ là bình chứa sữa vô khuẩn còn sữa ở bình không tránh khỏi sự tiếp xúc với không khí. Vậy nên mẹ hãy chọn loại bình đảm bảo tính năng thông khí để hạn chế bị đầy hơi cho bé. Đảm bảo các bước tiệt trùng, vệ sinh trước và sau khi dùng bình, bảo quản sữa trong thời gian và điều kiện đạt chuẩn nếu chưa sử dụng đến để tránh sữa nhiễm khuẩn, biến chất.
Một điều nữa là có một số bé khi bú bình rồi thì bỏ bú mẹ điều này chắc chắn liên quan đến chiếc bình sữa mà mẹ sử dụng cho bé. Nên chọn loại bình sữa giống với ti mẹ: cơ chế ra sữa, độ mềm, kiểu dáng. Nói chung là không tạo sự khác biệt nhiều so với ti mẹ, chứ không thể có loại bình nào mà 100% như ti mẹ được. Mỗi loại bình sữa đạt được những thành công nhất định đối với các tiêu chí này. Bình ChuChuBaby cơ chế ra sữa giống với ti mẹ, độ mềm và kiểu dáng cũng khá tốt nên đảm bảo bé bú bình và bú mẹ song song. Bình Comotomo thì mềm
Lưu ý cách cho trẻ tập bú bình để bé tiếp nhận nhanh
- Chọn thời điểm thích hợp để cho bé tập bú bình: bé khỏe mạnh, ít quấy khóc, ăn tốt ngủ ngon. Chọn môi trường thoải mái, quen thuộc khi bú mẹ để tập cho bé bú bình.
- Nếu mẹ cần đi làm trở lại mà vẫn đủ sữa cho bé thì hãy vắt sữa cho bé sử dụng thay vì sử dụng sữa công thức để 6 tháng đầu bé vẫn được hưởng trọn nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.
- Việc tập cho trẻ sơ sinh bú bình là cuộc chiến có khi rất nhẹ nhàng nhưng cũng có thể vô cùng cam go đối với một số bé bởi vì thời gian để mỗi bé tiếp nhận việc bú bình là khác nhau. Có thể nhanh có thể chậm. Với các bé chuyển từ bú mẹ sang bú bình thì việc ban đầu bé từ chối ti bình là hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vậy khi bắt đầu tập cho bé bú bình mẹ không nên tạo áp lực cho bé mà hãy kiên nhẫn để bé dần dần tiếp nhận.
- Chọn bình sữa tốt và núm ti mô phỏng như ti mẹ như đã nói ở trên để rút ngắn thời gian bé tập bú bình bởi mang lại cảm giác ti bình cũng như ti mẹ cho bé.
- Nếu không bắt buộc thì cũng không nhất thiết tập cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi. Thay vì nhét núm vú bình sữa vào miệng con, chỉ nên chạm núm vú vào môi bé và đợi bé mở rộng miệng đón núm vú bình như cách bé bú mẹ.
►Xem thêm:
Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị đầy hơi, sặc sữa
*