0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả
Ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ dễ nhầm lẫn với biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Ngộ độc thực phẩm có thể nhẹ có thể nặng đều cần điều trị đúng cách để bé giảm khó chịu và mau hồi phục sức khỏe. Phải làm gì khi bé bị ngộ độc thức ăn?
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc, nhiễm vi sinh vật, nhiễm khuẩn và chứa độc tố.

Ngộ độc thực phẩm mà chúng ta thường gặp là do 3 loại vi khuẩn đường ruột là E.coli, Salmonella và Shigella gây nên.

3 loại vi khuẩn này gây ra ngộ độc thực phẩm nhiều nhất. Shigella gây hội chứng lỵ trực khuẩn, còn E.coli và Salmonella thường gây ra tiêu chảy nhiều hơn. Đặc biệt, vi khuẩn Salmonella có ở trứng gà nên nếu ăn những món ăn từ trứng gà tươi mà không qua chế biến nấu chín ví dụ như trứng đánh bông kem thì rất hay bị nhiễm Salmonella.


Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả (1)
Vi khuẩn Salmonella dễ xâm nhập vào trong trứng gà


Nếu mẹ có thói quen mua nhiều thực phẩm một lúc sau đó dự trữ trong tủ lạnh hoặc là bảo quản thực phẩm tươi chung với thực phẩm đã nấu chín thì việc bảo quản không còn đảm bảo, rất dễ bị nhiễm khuẩn từ loại đồ ăn này sang đồ ăn khác.
Khi người bệnh bị ngộ độc thực phẩm thì việc xét nghiệm chỉ tìm ra được loại vi khuẩn gây bệnh, còn việc truy xét nhiễm khuẩn từ giai đoạn nào cũng khó nắm chính xác. Bởi vậy, nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với lượng vừa đủ dùng, sơ chế và có những hộp đóng gói riêng, tránh để lẫn lộn các loại thực phẩm với nhau, hạn chế cất trữ thực phẩm đã sử dụng quá 24 giờ. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho đồ ăn không những cho trẻ em mà còn cho cả người lớn trong gia đình.

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nhẹ rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường ở trẻ em. Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa thì đi tiêu nhiều lần trong ngày, còn nếu bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ có thêm biểu hiện: nôn, tiêu chảy, sốt, đau mỏi khắp người.
Ngộ độc thực phẩm ở mức độ nặng hơn thì ngay lập tức sẽ thấy đau bụng nhiều và có thể nôn ra máu, đi tiêu có máu tùy vào mức độ của tình trạng ngộ độc.

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả (2)


Cùng ăn một loại thức ăn nhưng triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở bé có thể nặng hơn so với người lớn do bé có sức đề kháng kém hơn, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên biểu hiện ngộ độc rõ ràng hơn, mức độ nguy hiểm cũng tăng lên.

Thông thường, nếu bé bị ngộ độc bởi 3 loại vi khuẩn kể trên thì tình trạng ngộ độc sẽ không quá nặng và có thể xử trí tại nhà. Nếu nặng thì cần tới bệnh viện để xử trí.

Ghi nhớ dấu hiệu cơ bản khi bị ngộ độc thực phẩm:

- Sau khi ăn một loại đồ ăn khoảng 30 phút sẽ có phản ứng đau bụng sau đó nôn, tiêu chảy thường xuyên (có thể ra máu).
- Sốt 38 – 38,5 độ C, có thể sốt cao 39 – 40 độ C.
- Mệt mỏi, lừ đừ

Phải làm gì khi bé bị ngộ độc thực phẩm?

- Ngay khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn phải dừng sử dụng loại thực phẩm vừa ăn, giữ lại để xác định đó có đúng là nguyên nhân gây ngộ độc hay không, thuận tiện cho quá trình điều trị.
- Làm mọi cách để bé nôn ói, tống độc tố ra ngoài: rửa tay và dùng ngón tay đưa vào cổ họng bé, hoặc dùng tăm bông ngoáy vào vùng cổ họng. Chỉ thực hiện phương pháp kích nôn cho em bé trong vòng 4 - 5 giờ đồng hồ sau khi bé ăn loại thực phẩm đó.
- Không dùng bất cứ loại thuốc nào để cầm tiêu, cầm nôn kể cả bị tiêu chảy nhiều vì việc bé đi tiêu cũng là một hình thức để đẩy bớt độc tố ra ngoài.
- Khi cho bé nôn ói thì không để bé nằm ngửa, phải đặt bé nằm nghiêng đầu thấp hoặc ngồi để bé không bị sặc, chất nôn không bị đẩy lên tai, mũi hoặc sặc ngược vào phổi và đường thở. Nếu bé có biểu hiện sặc ở vùng mũi thì mẹ phải ngay lập tức dùng miệng hút ra để thông mũi và chống nhiễm độc đường hô hấp.


Biểu hiện ngộ độc thực phẩm ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả (3)


- Đếm số lần bị đi tiêu để chẩn đoán tình trạng mất nước sau đó có biện pháp bù nước và điện giải phù hợp. Nếu bé tiêu chảy nhiều lần sẽ mất nước nhanh cần bù nước và điện giải ngay lập tức: pha oresol với nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cho bé uống từ từ, từng chút một.

Dấu hiệu bé bị mất nước: đi tiểu ít (dưới 6 lần/ngày), không đi tiểu, miệng lưỡi khô, môi khô nứt, ít nước mắt khi khóc.

Nếu bé không chịu uống oresol mẹ cũng không thay bằng các loại nước khác như nước ngọt hay sữa, nước trái cây. Kể cả nước lọc cũng không có tác dụng vì bé đang bị mất cả nước và điện giải. Lúc này chỉ có thể xử lý bằng cách đưa bé tới bệnh viện để truyền nước.

- Nếu bé sốt trên 38,5 độ thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

Nếu tình trạng nôn và tiêu chảy thuyên giảm nhanh, mức độ mệt nhọc không quá cao, không quá sốt thì có thể điều trị tại nhà cho bé. Nhưng nếu sau nửa ngày vẫn tiếp tục nôn nhiều lần, tiêu chảy nhiều lần, sốt cao thì phải đưa bé đến bệnh viện ngay.


Xem thêm: Tại sao không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước?

Liên hệ Chuchubaby:


Đăng ký nhận tin: