0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình

8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình
8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình
Sau khi đọc xong những lỗi khi cho trẻ sơ sinh bú bình này chắc chắn nhiều mẹ cũng sẽ nhận thấy thì ra bấy lâu nay mình đã làm sai mà không hề hay biết.

Nhiều vấn đề kiêng cữ khi mang thai và sau sinh của ông bà cha mẹ đã được chứng minh là không khoa học, không còn đúng trong hiện tại. Nhiều kinh nghiệm mẹ tưởng đúng mà lại hóa sai nhất là trong việc chăm sóc cho bé sơ sinh. Ví như việc cho gia vị vào đồ ăn dặm của bé, việc hôn hít bé sơ sinh gần như là một cuộc chiến giữa quan điểm cũ và mới.

Và sau khi đọc xong những lỗi khi cho trẻ sơ sinh bú bình này chắc chắn nhiều mẹ cũng sẽ nhận thấy thì ra bấy lâu nay mình đã làm sai mà không hề hay biết.

1. Cho bé bú nằm không an toàn

Không chuyên gia nhi khoa nào hướng dẫn hay khuyến khích các mẹ cho con bú bình khi nằm. Mặc dù tư thế này giúp bé cảm thấy thư giãn nhưng lại rất dễ khiến bé bị nôn trớ, sặc sữa.

Thế nên nếu cần cho bé bú nằm thì mẹ phải kê thêm gối để phần đầu bé được nâng cao, tránh việc sữa đổ dốc từ miệng xuống như khi nằm thẳng, tránh được các nguy cơ gây hại cho sức khỏe sẽ được làm rõ ngay sau đây.

8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình (1)

2. Cho bé vừa ngủ vừa bú bình

Tư thế nằm khi bú bình không được khuyến khích cũng bởi nằm bú khiến bé dễ ngủ quên. Việc mút mát bú bình luôn khiến bé cảm thấy thoải mái, thư giãn nên dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bé ngủ quên trong lúc bú bình mẹ nên dừng việc cho bé ăn lại. Bởi việc ăn trong vô thức và bị động như vậy dễ xảy ra tình trạng bé không nuốt sữa kịp gây sặc, trào ngược, tắc đường thở rất nguy hiểm nếu mẹ không kịp thời phát hiện và xử lý.

Khi trào ngược sữa có thể chảy vào tai bé mà mẹ không biết để vệ sinh tai cho bé tức thì dẫn đến viêm tai và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé sau này.

Nghiêm trọng hơn, vừa nằm ngủ vừa bú bình khiến đường phổi của bé phải hoàn toàn mở để không khí đi vào. Lúc này, chỉ cần một chút sơ ý cũng sẽ khiến lượng sữa nhỏ chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn về hô hấp, viêm phổi.

Nhiều mẹ nói nhưng bỏ bình ra bé lại tỉnh ngủ, phải cho bú mới không quấy khóc và ngủ lại. Thực ra nếu đã no bụng thì bé chỉ cần được mút mát chứ không có nhu cầu ăn thêm, một chiếc núm ty giả lúc này hợp lý hơn là bắt bé vừa ăn vừa ngủ. Không nên tạo thói quen xấu khi ngủ cho bé.

3. Cầm bình sữa sai tư thế

Đảm bảo bình sữa được cầm đúng tư thế: không cầm ngang bình sữa mà dốc cao bình sữa ở góc đủ để sữa luôn ngập đầy núm ty. Có như vậy bé mới không nuốt phải khí hay bong bóng sữa trong khi tu ti. Dù bé đã có thể tự giữ bình thì mẹ cũng không nên cho bé tự bú một mình để chắc chắn bé cầm bình sữa đúng góc độ, đề phòng bị đầy hơi, nôn trớ, sặc sữa.

8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình (2)

4. Di chuyển bé quá nhiều khi cho bú bình

Nhiều mẹ thấy con ăn chậm thì thường rong qua rong lại hoặc đổi tư thế mong có cách nào đó sẽ giúp con tích cực bú hơn. Nhưng hoàn toàn không nên vừa cho bé bú bình vừa di chuyển qua lại hoặc đổi tư thế liên tục làm bé bị ợ hơi và càng ăn không ngon miệng. Nên cho bé ngồi hoặc đứng yên một vị trí đến khi ăn hết bữa để không tạo thói quen “ăn rong” ngay từ nhỏ. Tư thế bế bé sao cho phần đầu ở cao hơn phần cơ thể còn lại. Đưa bình sữa cho bé bú và quan sát bé ăn.

5. Để con thật đói mới cho bé bú hoặc ép bú thêm

Cơn đói kéo dài  sẽ khiến bé khó chịu và gắt ăn hơn bình thường chứ không phải là cách tốt để cho bé tập bú bình như nhiều mẹ lầm tưởng. Cũng không nên ép bé bú thêm, bú hết sạch bình khi bé đã có những biểu hiện no bụng để tránh tạo áp lực và ấn tượng xấu cho bé với việc bú bình.

6. Pha sữa không đúng cách

- Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá nguội: Một số vitamin hoặc vi chất bổ sung trong sữa nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nước quá nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng cũng như công dụng của sữa. Nếu nước quá nguội lại không đủ để hòa tan bột sữa gây khó tiêu cho bé sau khi uống. Nhiệt độ nước phù hợp để pha sữa là từ 40 - 70 độ C. Dùng nước đã đun sôi để pha sữa, không dùng nước khoáng vì có thể gây sỏi thận.

8 lỗi mẹ cần tránh khi cho trẻ bú bình (3)


- Pha sữa không đúng công thức: quá loãng hoặc quá đặc, không theo liều lượng in trên nhãn

- Thao tác khi pha sữa: Đổ nước vào bình trước sau đó mới cho các muỗng bột sữa. Không khuấy, lắc mạnh tránh việc tạo các bọt khí dễ làm con chướng bụng, nôn trớ.

- Pha sữa từ sớm: Việc pha sẵn sữa nhất là để cho bé bú đêm đặc biệt không tốt vì sữa để bên ngoài khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ thôi đã bị gấp 10 lần lượng vi khuẩn xâm nhập rồi.

7. Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng

Mẹ có thể tiệt trùng bình sữa bằng lò vi sóng nhưng không nên hâm nóng sữa bằng thiết bị này. Nguyên nhân là làm nóng sữa bằng lò vi sóng có thể làm mất vitamin và khoáng chất trong sữa. Ngoài ra, hâm bằng lò vi sóng nóng lạnh không đều, bình sữa thì không nóng nhưng sữa bên trong thì có thể đủ để khiến bé bị bỏng. Thay vì dùng lò vi sóng mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa hoặc đặt bình sữa vào trong bát nước ấm.

8. Qua loa trong chọn bình sữa cho trẻ sơ sinh

Không thể so sánh chất lượng của các loại bình sữa rẻ tiền với bình sữa cao cấp đắt tiền của những thương hiệu uy tín. Nhiều mẹ quá qua loa, đại khái khi mua bình sữa cho con vì chủ quan với những tác hại của việc sử dụng bình sữa kém chất lượng. Về bên ngoài có thể không có sự khác biệt, kể cả khi đã sử dụng nhưng việc phôi ra các hóa chất độc hai khi luộc, khi tiệt trùng bình sữa chẳng ai có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cũng không biểu hiện ngay trên cơ thể bé.

Mẹ nên mua cho bé các loại bình sữa chất lượng cao. Bình sữa hiện nay có giá cao không phải bởi vì là hàng ngoại, hàng nhập mà thực sự chất lượng cũng đáng đồng tiền bát gạo. Bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh, hàng cao cấp đều được làm bằng chất liệu không chứa BPA, bền và chống trầy xước tốt, không bị thủy phân, không gây bất cứ cản trở nào đến sự phát triển của bé.

Xem thêm: Cách cho trẻ sơ sinh bú bình

*
 



Đăng ký nhận tin: