7 động tác của bé cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường
7 động tác của bé cảnh báo tình trạng sức khỏe bất thường
Một vài hành động nhỏ mà bé biểu hiện thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý đang khiến bé cảm thấy khó chịu. Nếu quan sát thấy bé làm 7 động tác sau đây nhiều lần mẹ hãy lưu ý kiểm tra kỹ càng để can thiệp và đưa bé đi thăm khám kịp thời nhé.
Với nhiều năm “Đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu”
ChuChuBaby hiểu được rằng sinh con đã vất vả, nuôi con còn cực nhọc hơn. Những năm đầu đời cũng là giai đoạn thiếu an toàn nhất đối với trẻ nhỏ khi bé còn yếu ớt lại chẳng thể nói ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Cho nên lúc này ba mẹ càng đặc biệt quan tâm từng biểu hiện nhỏ của con càng đảm bảo kịp thời che chắn, bảo vệ sức khỏe bé. Ngoài các biểu hiện như la khóc, gắt ăn gắt ngủ, ngọ nguậy nhiều ra thì các biểu hiện sau đây cũng cảnh báo cơ thể bé đang có vấn đề bất thường.
1. Bé ưỡn cong lưng vì bị đau hay đang giận dỗi?
Các mẹ để ý khi con không ốm sốt mà khi ăn lại hay có tư thế ưỡn cong lưng ra sau thì có hai khả năng. Một là bé đang giận dỗi, trốn không muốn ăn nữa. Nếu bé liên tục lặp lại động tác này không loại trừ khả năng thứ hai là bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược dạ dày nên cố gắng ưỡn lưng để giảm đau và cảm giác khó chịu. Nếu vậy ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ sớm để khám và chẩn đoán chính xác.
2. Không ngừng véo tai
Khi bé cảm thấy khó chịu vì mọc răng chẳng hạn sẽ tự nhiên có hành động véo tai như một cách để làm giảm bớt sự bứt rứt, khó chịu của mình. Ngoài ra, động tác này đôi khi chỉ đơn thuần thể hiện nhận thức của bé khi phát hiện ra rằng sự hiện diện của đôi tai ở 2 bên đầu.
3. Bé co bóp bàn tay
Trẻ sơ sinh có sự phát triển liên tục về kỹ năng vận động. Các bé dường như cảm nhận được sự biến đổi “kỳ diệu” khi vận động bàn tay nên thường tỏ ra thích thú với việc co bóp bàn tay và dần từ bỏ hành động này sau 3 tuổi. Đó là một biểu hiện bình thường nếu bé đang chơi đồ chơi, nhìn thấy thứ khiến bé thích thú hoặc chơi đùa cùng với ai đó. Còn nếu bé co bóp bàn tay liên tục mọi lúc mọi nơi một cách bất thường đôi khi dữ dội thì ba mẹ đưa bé đi kiểm tra để tìm hiểu rõ nguyên nhân nhé.
4. Biểu thị cơn đói bằng cách nắm chặt tay
Mẹ đừng tưởng chỉ khóc mới là bé đang đói nhé. Nhiều bé rất “người lớn”, dù cực kỳ đói bụng cũng không quấy khóc, mè nheo như các bạn cùng trang lứa mà chỉ nắm chặt bàn tay lại thôi. Bé đang phải chịu đựng cơn đói đến mức căng thẳng đấy. Và nếu mẹ thấy gần đến bữa hay khi bé ngủ dậy mà nắm chặt tay như thế thì nhanh chóng cho bé ăn ngay nhé.
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng, mẹ hãy xoa dịu cơn đói cho bé bằng nguồn sữa giàu dưỡng chất và những chiếc
bình sữa cho trẻ sơ sinh loại nào tốt nhất, chất lượng đảm bảo nhất nhé.
5. Tay co giật khi ngủ
Bé sơ sinh dưới 4 tháng tuổi có hiện tượng co giật tay khi ngủ là hoàn toàn bình thường. Có thể bé đang bị giật mình bởi tiếng ồn, ánh sáng chói hay bị đụng chạm bất ngờ nên có phản ứng tự nhiên như vậy. Hơn nữa, khi ở trong bụng mẹ bé ngủ trong tư thế co tròn, giờ đây được ở một không gian rộng rãi thoải mái hơn bé co duỗi tay, giật mạnh tay cũng là vận động bình thường trong quá trình phát triển chứ không phải đang gặp vấn đề về sức khỏe.
6. Bé đá chân liên tục
Đừng nghĩ rằng cứ đá chân nhiều là bé đang vui đùa nha mẹ. Điều đó chỉ đúng khi bé đá chân kèm biểu hiện vui vẻ, tươi cười. Ngược lại đó là cách bé thể hiện sự khó chịu, bé đang gặp rắc rối có thể là do tã ướt, chỗ nằm chật chội, bé nằm lên vật gì đó…
7. Co gập chân để giảm đau bụng
Khi gặp các vấn đề ở bụng dưới như bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa hay khó tiêu bé phản ứng với cơn đau bằng cách co gập hai chân và hướng về phía bụng. Nếu thấy bé thường xuyên làm động tác này ba mẹ trước tiên hãy thử vuốt ợ hơi cho bé bằng cách khum bàn tay vỗ lưng cho bé theo hướng từ dưới lên trên.
Nếu không thấy có dấu hiệu cải thiện thì ba mẹ đưa bé tới gặp bác sĩ sớm nhé.
Đọc thêm: 6 dấu hiệu chứng tỏ bé sơ sinh khỏe mạnh