0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

6 lưu ý quan trọng khi bé bị sốt giúp con mau khỏe

6 lưu ý quan trọng khi bé bị sốt giúp con mau khỏe
6 lưu ý quan trọng khi bé bị sốt giúp con mau khỏe
Nên làm gì khi trẻ bị sốt? Trường hợp nào có thể điều trị tại nhà cho bé, trường hợp nào cần đưa bé đi bệnh viên? Ba mẹ không thể thiếu những kiến thức về triệu chứng thường gặp ở trẻ này để chăm sóc bé tốt hơn.

1. Thân nhiệt của bé bao nhiêu độ là bị sốt?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể em bé là 36,5 – 37,5 độ C. Em bé sốt là khi thân nhiệt tăng lên khoảng 1 độ so với nhiệt độ cơ thể bình thường.

Lưu ý, có nhiều vị trí để đo nhiệt độ, nếu nhiệt độ đo tại các vị trí như sau là chứng tỏ bé đang bị sốt:

- Nách: trên 37,2 độ C
- Miệng: trên 37,8 độ C
- Hậu môn trực tràng, tai: trên 38 độ C

6 lưu ý quan trọng khi bé bị sốt giúp con mau khỏe (1)


Có 4 dạng sốt cơ bản:

- Sốt dạng cao nguyên (sốt liên tục): cơn sốt sau cao hơn cơn sốt trước hay gặp phải trong những bệnh lý như sốt virus, sốt xuất huyết, viêm phổi.
- Sốt dao động: Sốt một thời gian nhất định trong ngày sau đó lại trở về nhiệt độ bình thường, một thời gian sau lại sốt hay gặp ở tình trạng sốt do nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Sốt theo chu kỳ: Sốt lặp lại vào những thời điểm nhất định, đều đều nhau thường gặp trong những vấn đề như sốt do lao, sốt rét.
- Sốt hồi quy: sốt vài ngày thì dừng sau đó lại sốt trở lại trong vài ngày, thường gặp khi nhiễm xoắn khuẩn Lepstopira.

2. Chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt trong một số trường hợp

Sốt không phải là bệnh mà là một biểu hiện bên ngoài của bệnh giúp cho bệnh mau lành hơn. Đôi khi việc hạ sốt sớm khiến cho bệnh tình của bé kéo dài hơn. Cho nên không phải trong mọi trường hợp đều cần cho bé hạ sốt. Chỉ cho bé dùng thuốc hạ sốt ngay trong hai trường hợp:

- Khi bé sốt cao từ 39 – 40 độ.
- Khi bé có các biểu hiện khó chịu: đau đớn, khó chịu, người bứt rứt.

Với các em bé mắc các bệnh nền bẩm sinh ví dụ như bệnh tim mạch thì cần có sự chỉ định của bác sĩ mới cho bé sử dụng thuốc.

3. Uống thuốc hạ sốt không phòng được sốt co giật

Nếu bé nằm trong số 3% em bé có cơ địa bị co giật khi sốt thì việc uống thuốc hạ sốt cũng không chống được cơn co giật. Cơ chế của cơn sốt co giật là đột ngột tăng nhiệt gây co giật. Có thể 5 phút trước thân nhiệt bé mới chớm sốt nhưng 5 phút sau bé đã sốt cao. Trong khi thời gian để thuốc có tác dụng là sau khi uống 20 – 30 phút, nên nếu nhiệt độ tăng nhanh thì thuốc cũng phát huy tác dụng sau khi đã qua cơn co giật rồi.

6 lưu ý quan trọng khi bé bị sốt giúp con mau khỏe (2)


4. Bé dưới 3 tháng tuổi: Đưa tới bệnh viện ngay khi bị sốt

Tất cả trẻ em dưới 3 tháng tuổi nếu bị sốt cần đưa ngay tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám sớm. Kiểm tra nhiệt độ cho bé dưới 3 tháng tuổi chính xác nhất là đo ở hậu môn trực tràng.

Bé trên 3 tháng tuổi có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và theo dõi thêm tại nhà. Đưa bé tới bệnh viện nếu sốt kéo dài quá 3 ngày.

5. Dùng thuốc hạ sốt nào cho trẻ em?

Có hai loại thuốc hay dùng để hạ sốt cho em bé là paracetamon và ibuprofen. Ibuprofen cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bởi thuốc này chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết trong khi ở nước ta vẫn thường xuyên có các trường hợp mắc sốt xuất huyết thậm chí bùng phát thành dịch vào một số thời điểm trong năm. Không có chuyên môn y khoa các mẹ khó có thể phân biệt được sốt xuất huyết và sốt thông thường mỗi khi bé sốt. Bởi vậy nếu dùng thuốc tại nhà thì chỉ nên sử dụng paracetamon sẽ an toàn hơn cho bé.

Liều lượng: dùng 10 – 15mg paracetamon/1kg cân nặng/liều.

Thời gian sử dụng thuốc giữa hai liều phải cách ít nhất 4 – 6h.

6. Mẹ phải làm gì khi bé bị sốt?

- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bé.
- Ghi nhớ tình trạng sốt của con: thời điểm sốt, sốt cao nhất bao nhiêu độ, cơ sốt kéo dài bao lâu, bao lâu thì bé sốt lại một lần.
- Dùng thuốc khi bé sốt cao 39 – 40 độ C.
- Theo dõi, quan sát biểu hiện của bé khi sốt: sốt có thể làm bé mệt ngủ, nếu bé sốt nhẹ nhưng vẫn ngủ ngoan thì không cần uống thuốc hạ sốt, nhưng nếu kèm các biểu hiện rên hừ hừ vì đau nhức người, quấy khóc khó chịu thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt.
- Không bỏ qua các dấu hiệu nguy hiểm khác nếu có như thở nhanh, khó thở, hay khò khè, tím tái vùng môi, co rút vùng ức hay sườn để đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
- Cho bé mặc quần áo thoáng rộng, lau mát bằng nước ấm, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều lần để tránh mất nước.

Xem thêm: Bí quyết giúp bé hết biếng ăn thật đơn giản

Liên hệ Chuchubaby:

 

Đăng ký nhận tin: