3 tư thế giúp bé bú bình ngoan không sợ sặc sữa bố cũng làm được ngay
3 tư thế giúp bé bú bình ngoan không sợ sặc sữa bố cũng làm được ngay
Hướng dẫn bố mẹ các tư thế cho bé bú bình đúng chuẩn không chỉ giúp bé bú bằng bình ngoan ngoãn, dễ dàng mà còn tránh được những rủi ro không đáng có.
Vì sao bố mẹ cần phải cho bé bú bình đúng tư thế?
Dù sữa mẹ dồi dào thì chắc chắn cũng sẽ có lúc bạn cần cho con bú bằng bình. Tư thế cho bé bú bình đúng chuẩn không chỉ giúp bé bú ngoan ngoãn hơn mà còn tránh được những rủi ro không đáng có.
Nếu bố mẹ chưa một lần cho con bú bình thì cũng đừng quá ngạc nhiên khi nghe tới việc bú bình cũng có thể gây ra rủi ro. Bú bình không đúng cách hậu quả nhẹ thì khiến bé bị đầy hơi, nặng thì gây viêm tai thậm chí tử vong. Đã có trường hợp thực tế chứ không phải chỉ là nói quá. Vậy mới nói sinh con khó, chăm con cũng chẳng dễ dàng chút nào.
Sự cố thường gặp nhất khi cho bé sơ sinh bú bình là bé bị trào ngược và sặc sữa. Hệ quả gián tiếp là sữa chảy vào tai nhưng bố mẹ không phát hiện để vệ sinh kịp thời gây viêm tai giữa. Thêm nữa, rất nhiều bố mẹ có thói quen cho con nằm bú bình và cho con vừa ngủ vừa bú bình. Trạng thái này mang lại nguy cơ cao nhất khiến bé bị sặc sữa và ngạt thở. Bình xịn không bằng cách bú. Dù bố mẹ chọn
bình sữa nào tốt nhất cho bé mà để bé bú sai tư thế cũng là đang âm thầm hại con.
Hướng dẫn bố mẹ 3 tư thế bú bình tốt nhất cho bé
- Bế bé một bên:
Vòng cánh tay ôm trọn bé, để đầu bé tựa vào phía trên hoặc giữa của cánh tay, bàn tay giữ phần dưới của bé. Tay còn lại cầm bình sữa.
Không nên cho bé nằm thẳng khi bú vì sữa có thể chảy vào tai gây viêm tai giữa.
- Để bé ngồi tựa vào lòng:
Nếu bé có vấn đề về trào ngược dạ dạy, hay thường nôn trớ thì nên chọn tư thế cho bé ngồi tựa lưng vào lòng mình. Để phần đầu bé tựa vào ngực mẹ giúp bé ngồi được thẳng hoặc để bé ngồi lệch sang một bên, đầu bé tựa vào vai mẹ.
- Bé ngồi tựa lên đùi:
Mẹ ngồi trên mặt phẳng (sàn nhà, ghế sofa, giường) tựa lưng và co nhẹ hai chân. Đặt bé ngồi trên bụng hướng mặt về phía mẹ và lưng đặt nằm trên đùi mẹ. Tư thế này rất tốt cho việc tương tác giữa bố mẹ và bé mỗi khi ăn bởi vì bố mẹ và bé nhìn thấy nhau trong lúc bé bú.
Lưu ý bố mẹ nhất định phải nhớ khi cho bé bú bình
- Dù ở tư thế nào bố mẹ cũng phải luôn dốc cao bình sữa (tạo góc nghiêng chứ không phải dựng đứng bình sữa) để sữa luôn ngập đầy núm vú. Điều này giúp bé không nuốt phải khí thừa gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không để bé nằm thẳng khi bú, nếu bé ngủ quên khi bú bình bố mẹ nên dừng việc cho bé bú vì việc bé bú trong vô thức có thể không nuốt kịp gây sặc sữa.
- Mỗi lần cho bé bú bình bố mẹ không nên thay đổi nhiều tư thế, nên ngồi yên ở một vị trí và không thay đổi tư thế để hình thành thói quen ăn ngoan ngoãn tại chỗ cho bé, không đòi ăn rong.
- Bố mẹ cố gắng giữ bình sữa ổn định trong quá trình bé bú, không rung lắc quá mạnh để tránh tạo bọt khí.
- Tạo cho bé cảm giác thoải mái khi bú bình bằng cách chọn một nơi thoáng và dễ chịu để ngồi cùng bé trong lúc bé ăn và đừng quên cầm theo một chiếc khăn trong tay.
- Không bao giờ để cho bé tự bú bình một mình để đảm bảo ăn toàn cho bé đống thời tận dụng thời gian cho bé ăn để hai bố mẹ con thêm gần gũi yêu thương, cho bé trải nghiệm bú bình cũng như bú bố mẹ.
- Chọn
bình sữa nào tốt cho bé sơ sinh, đặc biệt là chọn loại núm ty phù hợp để kích thích ham muốn bú bình của bé cũng như tốt cho sự phất triển của miệng và hàm bé một cách tự nhiên. Thời gian đầu mới chuyển từ bú mẹ sang bú bình không phải bé nào cũng chịu tiếp nhận luôn. Mẹ không nên ép bé bú ngay từ lần đầu mà hãy kiên nhẫn cho bé thời gian làm quen và thích nghi. Chiếc núm ty mô phỏng tốt ti mẹ có thể giúp rút ngắn được thời gian tập bú bình.
Xem thêm về cách cho trẻ sơ sinh bú bình ngon miệng
tại đây
*