0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết

Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết
Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết
Có rất nhiều vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ, ChuChuBaby lưu ý đến ba mẹ một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp và cách xử trí để tránh biến chứng nặng.

Trong những năm tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Đó là lý do trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu như ba mẹ không kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời thì bé có thể bị suy dinh dưỡng dẫn đến kém phát triển cả về thể chất, trí tuệ và nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe khác.

Các bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Khoa tiêu hóa của các bệnh viện nhi là nơi tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong các khoa bởi vì đây là chứng bệnh phổ biến trẻ em thường dễ mắc phải. Trong đó táo bón, tiêu chảy, nôn trớ là những biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra trẻ có thể gặp một số triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi phân sống, mệt mỏi, lừ đừ, lười ăn hoặc kém hấp thu.

Bé bị tiêu chảy kèm các biểu hiện sốt, da khô, môi khô, lưỡi khô, mắt trũng, thóp đầu lõm xuống do mất nước, phân có máu, nôn ói thì phải đưa bé đi bác sĩ kiểm tra ngay.


Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết (1)
Tiêu chảy, táo bón là những bệnh lý thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa


Các siêu vi trùng gây bệnh tiêu hóa có mặt ở hầu hết các nơi bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh. Do đó bệnh này thường gặp ở những trẻ thường xuyên có chế độ chăm sóc ăn uống chưa hợp lý, không đảm bảo vệ sinh. Mặc dù là bệnh thường gặp ít gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp nếu không chữa trị, can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng gây tử vong. Bên cạnh đó, một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh trong thời gian dài sẽ làm giảm sự hấp thu dưỡng chất, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Cách phòng tránh bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho bé,
- Mẹ rửa tay trước khi cho bé ăn và chế biến đồ ăn, rèn thói quen bé rửa tay sau khi chơi đùa
- Cho bé sử dụng dụng cụ ăn uống chất lượng và đảm bảo vệ sinh nhất là bé sơ sinh nhất thiết phải dùng bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết (2)
Có hai trường hợp: trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.


- Trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh ăn thức ăn lỏng như sữa luôn có khả năng trào ngược lên. Dạ dày của bé sơ sinh nằm ngang nên khả năng bị ọc sữa lên cũng cao hơn là trẻ lớn tuổi hơn. Trào ngược dạ dày thực quản sinh lý có hiện tượng thức ăn từ trong dạ dày nôn lên, có thể lên tới cả mũi nhưng em bé vẫn tăng cân tốt và chỉ bị như vậy khi bú no, hoặc là bị kích thích bụng quá mức và không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác. Vẫn chơi đùa, không bị ho kéo dài, không bị viêm mũi…

- Bé bị ọc sữa nhiều lần, ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng chiều cao của em bé, kèm các triệu chứng viêm tai, viêm mũi (vì chịu tác động của dịch dạ dày) là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý. Khi đó ba mẹ cần đưa bé tới bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

Xử trí khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị ọc sữa, nôn trớ nhiều thì các thực phẩm, chất nhờn trào lên có thể đọng trong cả mũi bé. Ba mẹ phải làm gì?

- Xử trí khẩn cấp: nghiêng người bé sang một bên để loại bỏ hết những chất nhờn trong họng và miệng bé ra ngoài sau đó mới đỡ bé dậy. Không đỡ em bé lên ngay hoặc ấn miệng bé sẽ vô tình làm các chất đó hít ngược vào phổi nguy hiểm cho bé.

- Vệ sinh mũi và họng: Đặt bé nằm nghiêng và nhỏ nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi cho chảy qua bên còn lại.


Một số vấn đề về bệnh tiêu hóa ở trẻ em có thể mẹ chưa biết (3)
Bắt buộc sau khi em bé bị trào ngược phải vệ sinh sạch sẽ mũi và họng nếu không những chất đọng lại sẽ gây viêm các vùng này cho bé.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp đúng cách

- Bù nước cho em bé: đánh giá độ mất nước của em bé và bù nước phù hợp.

Ngoài các dấu hiệu bé bị mất nước do tiêu chảy như đã nói ở trên thì có thể kiểm tra độ mất nước của bé bằng cách véo da bụng của bé. Dấu véo da mất nhanh là không mất nước, mất chậm là có mất nước. Dấu véo da mất rất chậm (trên 2 giây) là mất nước rất nặng.

Bé dưới 2 tuổi thì bù 50 – 100ml nước sau mỗi lần bé đi tiêu lỏng. Bé trên 2 tuổi thì bù 100 – 200ml sau mỗi lần bé đi tiêu. Bù nước thật chậm, 1 – 2 phút cho bé uống khoảng một muỗng café nước.

Cho bé sử dụng gói dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, tuyệt đối phải pha hết nguyên gói dung dịch theo đúng tỷ lệ và hướng dẫn sử dụng, nước đã pha chỉ sử dụng trong 24h. Có thể thay thế dung dịch này bằng nước cháo hoặc nước dừa pha một chút muối.

- Thức ăn: Làm nhuyễn, không sử dụng thực phẩm có nhiều đường, không ăn các loại rau có nhiều chất xơ nhất là rau muống vì kích thích đường ruột thải ra nhanh hơn, gây tiêu chảy nghiêm trọng hơn và hay đi tiêu phân sống. Vẫn có thể cho trẻ ăn dầu ăn từ 5 – 10ml/bữa.
 
Xem thêm: Dị ứng sữa công thức: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Đăng ký nhận tin: