0916.434.429 - 0996.161.686
Cùng Con Phát Triển

Làm thế nào khi bé lười bú bình, thích nhai cắn núm ty bình sữa?

Làm thế nào khi bé lười bú bình, thích nhai cắn núm ty bình sữa?
Làm thế nào khi bé lười bú bình, thích nhai cắn núm ty bình sữa?
Nhiều khi mẹ dở khóc dở cười vì bé chỉ ôm bình sữa để nhai cắn núm ty mà chẳng chịu bú. Vì sao thế nhỉ và việc chọn núm vú phù hợp có thể khiến bé bỏ sở thích nhai cắn núm vú và chịu khó bú sữa hơn không?

Vì sao bé chỉ ngậm và nhai cắn núm vú mà không chịu bú sữa?

Thời kỳ bé chuẩn bị mọc răng thường hay bị ngứa lợi nên thích nhai cắn núm vú để giải tỏa cảm giác ngứa ngáy, buồn bực, khó chịu ấy.

Mọc răng rồi nhiều bé vẫn thích nhai cắn núm vú đơn giản là vì đó là cách để bé tự chơi, tự thư giãn làm mình thoải mái. Mút mát là phản xạ của trẻ sơ sinh để bé tự trấn an mình, tự thư giãn, tự ru mình vào giấc ngủ nên đôi khi chỉ cần một chiếc núm ty giả bé có thể nằm chơi và ngủ rất ngoan. Cùng là ngậm núm vú thì phản xạ này ở một số bé lại biến hóa thành nhai cắn.

Làm thế nào khi bé lười bú bình, thích nhai cắn núm ty bình sữa? (1)

Cách chọn núm ty bình sữa để bé tích cực bú, không còn nhai cắn núm ty

Bé nhai cắn đến mức rách cả núm là việc hết sức bình thường cho nên núm cao su không nên là sự lựa chọn cho bé. Núm cao su không chỉ không bền mà còn ít được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi núm quá mềm, bé bú dễ dàng, không cần vận động nhiều nên không có lợi cho sự phát triển của cằm và miệng.

Dùng núm ty silicone sẽ bền hơn núm cao su nhiều lại có độ mềm phù hợp kích thích vận động của hàm và miệng bé phát triển được tự nhiên. Núm ty bằng silicone trong suốt, có đặc tính siêu bền hạn chế việc mẹ phải thường xuyên thay núm ty vì bé cắn rách núm, đàn hồi tốt, thường có loại siêu mềm và loại thông thường.

Với các bé ít tháng tuổi thì nên chọn loại mềm vì lực bắt mút tối đa lúc này của bé còn yếu. Dùng núm cứng quá bé sẽ bị mỏi miệng và chán bú vì bú mãi mà sữa không ra được là bao.

Với các bé đã cứng cáp hơn, đã hoặc chuẩn bị mọc chiếc răng đầu tiên thì những chiếc núm mềm lại khiến bé bú không được đã miệng. Bé chỉ ngậm nhai núm chơi chơi rồi lại nhả núm ra không chịu bú. Hãy cho bé sử dụng núm ty silicone thông thường, có độ cứng hơn một chút so với núm mềm, dòng chảy đều, ngậm bú đã miệng hơn thì bé sẽ tích cực bú sữa. Tuy không thể chắc chắn 100% bé không còn nhai cắn nhưng bé sẽ hợp tác bú bình hơn.

Làm thế nào khi bé lười bú bình, thích nhai cắn núm ty bình sữa? (2)

Bao lâu nên thay núm ty bình sữa cho bé?

Nếu núm bị bé cắn thủng, cắn rách thì mẹ cần thay ngay núm mới cho bé để tránh khiến bé bị sặc nước, sặc sữa khi sử dụng. Còn thông thường mẹ cũng nên thay núm ty bình sữa của bé theo định kỳ 2-3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh và chất lượng của núm ty.

Ngoài ra, nếu núm ty có các hiện tượng bất thường như ngả màu, núm bị xẹp, dính lại không ra sữa, núm bị phồng, bị giãn lỗ sữa khiến dòng chảy quá lớn, núm có bám rong rêu thì cũng là lúc mẹ nên đổi núm vú mới cho bé tu ti an toàn. Hoặc là khi bé tăng sức ăn sức bú thì mẹ cũng cần thay núm mới với size lớn hơn cho dòng chảy mạnh hơn.

Núm ty ChuChuBaby sẽ giúp mẹ thảnh thơi hơn khi cho bé bú bình với thiết kế lỗ sữa chữ thập kiểm soát lượng sữa chảy ra đúng theo lực mút của bé. Không lo sặc, không cần thay size núm. Thiết kế crosscut với cơ chế ra sữa giống như lúc bú mẹ cũng là cách để mẹ cho bé tập bú bình nhanh hơn, không còn lười bú bình. Đặc biệt, chất liệu silicone siêu bền, ít biến dạng, dù các bạn nhỏ có hay nhai cắn thì mẹ cũng không còn tốn kém vì phải thường xuyên thay núm hỏng.

Xem thêm: Ở đâu bán bình sữa ChuChuBaby chính hãng?

Liên Hệ:


Đăng ký nhận tin: