0916.434.429 - 0996.161.686
Sức Khoẻ

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng?

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng?
Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng?
Rắc rối thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh chính là bé bị đầy hơi, chướng bụng. Vậy nguyên nhân là gì và mẹ phải làm sao để bé hết khó chịu vì đầy hơi chướng bụng?

Chị Vũ Thúy Nga: Mình sinh con so nên chưa có kinh nghiệm chăm con. Thay hết tã bỉm rồi, kiểm tra không nóng sốt, bé cũng không đói mà vẫn cứ thấy quấy khóc nhiều mình cũng không hiểu vì sao. Hỏi hết người nọ người kia và theo dõi thêm mới xác định được thì ra bé khó chịu là vì bị chướng bụng, đầy hơi.

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng? (1)


Chào mẹ, rất cảm ơn mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm lần đầu nuôi con của mình. Đây cũng là tình trạng mà nhiều bà mẹ trẻ khác gặp phải.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ bị đầy hơi, chướng bụng do nhiều nguyên nhân: do nuốt phải nhiều khí trong khi ti bình, do nguồn sữa mẹ không đảm bảo, do trẻ bú nhiều hơn so với nhu cầu, hoặc do bé bị quá tải đường lactose từ sữa mẹ.

Bé bị đầy hơi, chướng bụng là một hiện tượng của rối loạn tiêu hóa. sẽ khiến bé cảm thấy bứt rứt, không thoải mái nên quấy khóc nhiều, có thể dẫn đến trào ngược. Hiểu được nguyên nhân sẽ dễ xử lý hơn, giúp bé nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu vì bị đầy bụng. Lúc này bé rất cần đến các biện pháp để xả đi khí thừa trong hệ tiêu hóa mà mẹ có thể tự thực hiện được. Đồng thời mẹ cũng phải tìm hiểu thêm những cách chống đầy hơi, chướng bụng cho bé để tránh lặp lại tình trạng này.

Cách cho bé bú đúng tư thế chống đầy hơi

Mẹ cần cho bé bú đúng tư thế cả khi bú mẹ hay bú bình.

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng? (2)


- Bú mẹ: Cho bé sơ sinh bú mẹ đúng tư thế không chỉ giúp bé thoải mái, ngậm ti mẹ chắc hơn, tránh cho vú mẹ bị đau, bị nứt cổ gà mà cũng tránh cho bé bị đầy hơi, chướng bụng. Mẹ hãy giữ sao cho đầu của bé cao hơn dạ dày để giảm việc bé nuốt không khí, sữa có thể trôi xuống đáy dạ dày trong khi bóng khí nổi lên trên cùng, bé sẽ dễ ợ hơi hơn.
- Bú bình: dốc cao bình sữa ở góc đủ để sữa luôn ngập đầy núm ty, như vậy bé sẽ không nuốt phải khí hay bong bóng sữa. Dù bé đã có thể tự giữ bình thì mẹ cũng không để bé tự bú một mình để chắc chắn bé cầm bình sữa đúng góc độ, đề phòng bị sặc sữa.

Kỹ thuật vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú

Vỗ ợ hơi cho bé sau khi bú rất cần thiết để đẩy hết khí thừa ra bên ngoài phòng trường hợp bé nuốt phải khí trong lúc ăn. Thực quản của bé gần như một đường thẳng, không có nếp gấp cong như người lớn. Mẹ thử tưởng tượng trong thực quản của bé một đoạn là sữa, một đoạn là không khí, việc vỗ ợ hơi sẽ đẩy không khí lên bé ợ hơi và xả khí thành công.

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng? (3)


Mẹ có thể đứng hoặc ngồi vỗ ợ hơi cho bé đều được. Cách thực hiện:
- Đứng vỗ ợ hơi: Bế áp bé tựa vào vai mẹ, mẹ hơi ngả người ra sau, bàn tay khum lại vỗ lưng bé đều tay theo chiều từ dưới đẩy lên trên.
- Ngồi vỗ ợ hơi: Một tay đỡ đầu con ngả vào ngực mẹ, đặt bé theo hướng lưng quay về phía bên trong vòng tay mẹ, tay còn lại vỗ lưng bé đều tay tương tự như tư thế đứng.

Thay đổi tư thế cho bé

Sau khi bé ăn no mẹ không đặt con nằm ngửa như thông thường mà phải đặt nằm nghiêng để bé nuốt miếng sữa cuối trong miệng hoặc cho sữa chảy ra theo khóe miệng, tránh bị sặc.
Mẹ có thể thay đổi tư thế, cho bé ngồi dậy hoặc di chuyển đi lại một chút sẽ hiệu quả trong việc đẩy sạch khí trong dạ dày ra ngoài, làm bé cảm thấy dễ chịu hơn.

“Tập thể dục” cho bé

Làm thế nào để bé hết đầy hơi chướng bụng? (4)

Có thể đặt bé nằm ngửa, di chuyển chân và hông bé như động tác đạp xe đạp, chuyển động này có tác dụng đẩy khí tích tụ trong bụng ra ngoài hiệu quả.

Chọn loại bình sữa có tính năng thông khí chống đầy hơi

Bình sữa cho bé loại nào tốt sẽ có khả năng lưu thông không khí bên trong bình để giúp bé không nuốt phải khí thừa. Ví dụ như bình sữa ChuChuBaby có thiết kế van thông khí đảm nhiệm thực hiện chức năng này. Bé đến giai đoạn bú bình sẽ phải thường xuyên sử dụng dụng cụ này cho nên mẹ lưu ý yếu tố này trước khi chọn mua bình sữa.

Không để bé khóc vì bị đói

Có thể mẹ không nghĩ tới việc khi bé khóc vì đói sẽ vô tình nuốt vào nhiều không khí. Bởi vậy mẹ hãy cho bé bú trước khi bé bị đói và khóc đòi ăn nhé.

Đọc thêm: Hỏi đáp về tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ

Đăng ký nhận tin: