0916.434.429 - 0996.161.686
Mang Thai

Có nên cho con bú khi mang thai không?

Có nên cho con bú khi mang thai không?
Có nên cho con bú khi mang thai không?
Cho con bú khi mang thai: nên hay không nên? Điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe em bé, sức khỏe thai nhi hay sức khỏe của người mẹ không?

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách giữa hai lần sinh con nên là từ 2 – 5 năm. Khoảng cách này đủ để sức khỏe của người mẹ được phục hồi, đảm bảo cho lần sinh con tiếp theo. Và lúc này bé trước đã lớn và có nhận thức hơn, giảm bớt sự vất vả khi chăm sóc cho mẹ.

Vì nhiều lý do mà không ít các mẹ mang thai tiếp khá sớm, khi mà bé trước chưa được 2 tuổi, chưa cai sữa. Lúc này có nên cai sữa cho bé lớn không hay tiếp tục cho bé bú khi đang mang thai?

Có một thực tế là rất nhiều mẹ thực hiện nuôi bú song song - vẫn cho con bú khi mang thai vì không muốn con phải cai sữa quá sớm. Điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe em bé, sức khỏe thai nhi hay sức khỏe của người mẹ không? Cùng ChuChuBaby đi tìm lời giải đáp ngay sau đây.

Đang mang thai có nên cho con bú?

Sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ, bà mẹ nào cũng muốn cho con bú được lâu nhất để phát triển tốt. Một số mẹ kiên quyết phản đối việc nuôi bú song song vì tiềm ẩn nguy cơ gây kích thích co tử cung nguy hiểm cho bào thai trong bụng, sữa mẹ bị biến chất trẻ bú vào dễ đau bụng. Ngược lại, một số mẹ lại tự tin là cho bé bú tiếp cũng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì.

Có nên cho con bú khi mang thai không? (1)


Việc nuôi bú song song không được khuyến khích với tất cả các mẹ bởi tùy thuộc vào thể trạng, sức khỏe của từng bà mẹ mới có thể tiếp tục cho con bú khi đang mang thai. Nếu chúng ta không biết mà vẫn cố cho trẻ bú khi mang bầu sẽ rất nguy hiểm, tăng nguy cơ sảy thay, sinh non, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngược lại, nếu mẹ đảm bảo sức khỏe thì việc nuôi bú song song rất tốt. Người mẹ vừa thoải mái tâm lý bé lớn vừa tiếp tục được bú sữa mẹ để nhận những giá trị lợi ích cho sức khỏe của trẻ không thể phủ nhận từ sữa mẹ.

Nếu duy trì nuôi bú song song thì khi sinh mẹ có sữa non không?

Sữa mẹ tiết ra theo từng thời điểm từng nhu cầu của trẻ. Tức là khi chuyển dạ sinh con mẹ vẫn tiết ra sữa non và lúc này nên ưu tiên sữa cho em bé mới sinh, cho bé hưởng trọn vẹn dòng sữa non để tăng cường sức đề kháng cho bé. Trong quá trình chăm sóc hai bé thì cho bé nhỏ bú đủ rồi thì mới cho bé lớn bú. Nếu chỉ đủ sữa cho một bé thì ưu tiên cho bé nhỏ.

Trong trường hợp nào thì không nên cho con bú khi mang thai?

Với những bà mẹ có nguy cơ về mặt sức khỏe như sau thì sẽ xem xét ngừng cho con bú khi phát hiện đang mang thai:

- Sức khỏe của người mẹ yếu không đảm đương được việc bầu bí, cho con bú đồng thời thì chỉ nên ưu tiên cho việc mang thai và dừng cho bé lớn bú.
- Mẹ có nguy cơ về sức khỏe sinh sản trước đó: tiền căn sảy thay, tiền sử sinh non từ trước… thì nguy cơ sinh non khi thời gian mang bầu quá gần lần sinh trước lại càng cao.
- Thăm khám thai kỳ bị đánh giá là có những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe bởi việc duy trì cho con bú. Trao đổi cụ thể với bác sĩ để có đánh giá và lời khuyên chính xác.

Đại đa số những bà mẹ có sức khỏe tốt, có tiền sử sinh sản bình thường, thai kỳ ổn định, mẹ có thể sinh thường, sinh con khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong khi mang thai.

Có nên cho con bú khi mang thai không? (2)


Lưu ý cho mẹ khi nuôi bú song song

Mang thai và cho con bú là những hoạt động cần nhiều sức khỏe, nhiều năng lượng, rất mệt mỏi, căng thẳng vì lúc này mẹ phải chăm lo cho 3 người. Thời gian mang thai càng gần thời gian sinh trước đó thì càng dễ gây stress. Bé lớn càng ít tháng tuổi thì chăm sóc càng vất vả. Giai đoạn 1 – 2 tuổi bé rất hiếu động, chăm sóc rất vất vả có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Việc nghỉ ngơi trong thai kỳ sẽ quyết định đến sức khỏe của em bé khi sinh ra. Bởi vậy, nếu quá sức mẹ cần tìm đến ngay sự hỗ trợ của người thân.

Trong thời kỳ mang thai mẹ phải chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, chú ý ngủ nghỉ, bồi bổ đủ dinh dưỡng cho cả thai nhi, em bé lớn và bản thân. Nếu hoạt động cho con bú gây mệt mỏi, stress, mẹ cảm thấy không thể cáng đáng cả hai việc kể cả khi có người trợ giúp thì nên ưu tiên cho việc mang thai. Vì sức khỏe thai nhi trong bụng phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe người mẹ còn em bé lớn có thể bù dinh dưỡng bằng nhiều nguồn khác được. Cai sữa cho bé lớn, cho bé tập bú bình với nguồn sữa mẹ khác hoặc sữa công thức, bổ sung ăn dặm.

Trong những tháng đầu thời kì mang thai việc thay đổi gây kích thích, núm vú thường cảm thấy đau và khó chịu. Nếu mẹ không chịu được cảm giác này, vì còn phải cho bé lớn bú gây căng thẳng cho mình thì nên cai sữa cho con.

Thường khi mang thai dưới sự ảnh hưởng của các hooc-môn gây giảm lượng sữa nếu bé tự bỏ không bú mẹ nữa thì đây cũng là thời điểm mẹ nên cai sữa cho bé để tập trung chăm sóc sức khỏe của mình và thai nhi.

Cho con bú khi mang thai nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường như là sự tăng co bóp ở tử cung thì cần thăm khám bác sĩ xem có thể tiếp tục nuôi bú đồng thời không. Tử cung co bóp mạnh, co bóp quá nhiều sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bào thai.

Kết luận

Có thể cho bé bú được trong quá trình mang thai trừ những bà mẹ có nguy cơ về sức khỏe. Trong quá trình này cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và nên có sự trợ giúp, chăm sóc từ gia đình.


Xem thêm: Bật mí thời điểm vàng để cho bé tập bú bình

Liên hệ Chuchubaby:



Đăng ký nhận tin: